21. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG LÂM PHẠM
2.2.1. Thực trạng tài sản tại công ty
Để đánh giá được thực trạng sử dụng tài sản tại công ty, trước hết cần tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Các số liệu về tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2016, các số liệu cụ thể như ở bảng 2.1.
Qua bảng 2.1, ta thấy so với các doanh nghiệp cùng ngành thì quy mô của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm nhỏ, doanh thu chưa cao. Kể từ 2012 sau khi nhận chuyển giao công nghệ sàn nhẹ, sàn phẳng ubot, doanh nghiệp dã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Sau hai năm thâm nhập thị trường, năm 2014 doanh thu của công ty tăng mạnh, đến năm 2016 công ty mới thực sự chiếm lĩnh được thị trường. Do đó doanh thu năm 2016 đã tăng vọt so với các năm trước. Số liệu trên bảng 2.1 cho thấy năm 2014, tổng doanh thu là 50.223 triệu đồng tăng 31.029 triệu đồng so với năm 2013 là 19.194 triệu đồng, tương ứng với 162%. Năm 2015, tổng doanh thu là 52.163 triệu đồng tăng 1.940 triệu đồng tương ứng với 4% so với doanh thu năm 2014 là 50.223 triệu đồng, năm 2016 doanh thu là 252.207 triệu đồng tăng 200.044 triệu đồng tương ứng với 383% so với năm 2015.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Năm 2014 so với năm 2013 Năm 2015 so với năm 2014 Năm 2016 so với năm 2015
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.194 50.223 52.163 252.207 31.029 162 1.940 4 200.044 383 Các khoản giảm trừ doanh thu - 1 - - 1 100 (1) -100 - - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
19.194 50.222 52.163 252.207 31.028 162 1.941 4 200.044 383
Giá vốn hàng bán 17.623 47.185 49.103 243.846 29.562 168 1.918 4 194.743 397 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.571 3.037 3.060 8.360 1.466 93 23 1 5.300 173 Doanh thu hoạt động tài chính 115 37 19 11 (78) -68 (18) -49 (8) -42 Chi phí tài chính 50 137 182 348 87 174 45 33 166 91 Chi phí lãi vay 10 135 144 328 125 1.250 9 7 184 128 Chi phí quản lý kinh doanh 1.695 2.890 2.830 7.917 1.195 71 (60) -2 5.087 180 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (59) 47 67 106 106 -180 20 43 39 58 Doanh thu khác 103 1 1 2 (102) -99 - - 1 100 Chi phí khác 20 16 38 6 (4) -20 22 138 (32) -84 Lợi nhuận khác 83 (15) (37) (4) (98) -118 (22) 147 33 -89 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 24 32 30 102 8 33 (2) -6 72 240 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 10 10 15 21 - - 5 50 6 40 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 14 22 15 81 8 57 (7) -32 66 440
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2014 – 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty)
Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2014 là 22 triệu đồng, tăng 8 triệu đồng so với năm 2013 là 14 triệu đồng, tương ứng 57%, sang năm 2015 lại sụt giảm 7 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng 32%. Nhưng năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt 81 triệu đồng, tăng 440% tương ứng với số tiền là 66 triệu đồng. Những số liệu ban đầu cho thấy công ty hoạt động tốt, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thu nhập cho người lao động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Giá trị tài sản của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch Năm 2014 so với năm 2013 Năm 2015 so với năm 2014 Năm 2016 so với năm 2015
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
I. Tài sản ngắn hạn 17.393 32.193 33.757 72.771 14.800 85 1.564 5 39.014 116
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.054 2.115 1.999 9.268 61 3 (116) -5 7.269 364 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - - 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.307 6.462 8.196 41.400 5.155 394 1.734 27 33.204 405 4. Hàng tồn kho 12.833 22.116 22.244 20.118 9.283 72 128 1 (2.126) -10 5. Tài sản ngắn hạn khác 1.198 1.501 1.318 1.985 303 25 (183) -12 667 51
II. Tài sản dài hạn 1.936 3.264 6.442 7.274 1.328 69 3.178 97 832 13
1. Tài sản cố định 1.755 3.212 4.806 5.761 1.457 83 1.594 50 955 20 - Nguyên giá 1.903 3.731 5.942 7.539 1.828 96 2.211 59 1.597 27 - Giá trị hao mòn lũy kế (148) (519) (1.137) (1.778) (371) 251 (618) 119 (641) 56 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - - - - - - -
2. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - -
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - - - 4. Tài sản dài hạn khác 182 52 1.636 1.514 (130) -71 1.584 3.046 (122) -7
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 19.329 35.457 40.199 80.045 16.128 83 20.870 108 39.847 99
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
45
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty
Để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm, trước tiên cần tìm hiểu tình hình tổng tài sản và đóng góp của tài sản trong lợi nhuận của công ty.
Tổng tài sản của công ty tăng nhanh và tăng đều qua các năm. Số liệu trên bảng 2.2 cho thấy năm 2014, tổng tài sản là 19.329 triệu đồng tăng lên thành 40.199 triệu đồng năm 2015, tăng 108% so với năm 2014, năm 2016 là 80.046 triệu đồng, đã tăng gần 40 tỷ đồng tăng 99% so với năm 2015. Tổng tài sản của công ty tăng rất nhanh với tốc độ lớn, các số liệu cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng, cho thấy sự tăng trưởng đều đặn và ổn định của công ty ở giai đoạn này.
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 32.193 90,97 33.757 83,97 72.771 90,91 Tài sản dài hạn 3.264 9,21 6.442 16,03 7.274 9,09 TỔNG TÀI SẢN 35.457 100 40.199 100 80.045 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2014, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 90,79%, tài sản dài hạn là 9,21%. Năm 2015, tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 83,97% và 16,03% và đến năm 2016 tỷ trọng là 90,91% và 9,09%. Các số liệu thống kê cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn.
Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong ba năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 9%, 16%, 9%. Như vậy so với quy mô và tốc độ phát triển của công ty thì tài sản dài hạn chưa được đầu tư đổi mới nhiều. So với TSNH thì TSDH
chiếm một tỷ lệ thấp hơn nhiều. Nguyên nhân xuất phát từ đặc thù ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty là tư vấn thiết kế và bán các sản phẩm công nghệ mới nên cần nhiều TSNH hơn TSDH.
Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu TSNH cũng như TSDH. Qua việc phân tích này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả sử dụng tài sản nói chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
Bảng 2.4: Cơ cấu TSNH của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm
Chỉ tiêu Năm 2014
Năm 2015 Năm 2016
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 6,57% 5,92% 12,74%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - -
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 20,07% 28,28% 56,89%
4. Hàng tồn kho 68,70% 65,89% 27,65%
5. Tài sản ngắn hạn khác 4,66% 3,90% 2,73%
Tài sản ngắn hạn 100% 100% 100%
(Nguồn: Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Qua bảng 2.2 và bảng 2.4 với các số liệu về giá trị tài sản và cơ cấu TSNH của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm ta thấy:
Tiền và các khoản tương đương tiền: cuối năm 2014 đạt mức 2.115 triệu đồng, chiếm 6,57% trong TSNH nhưng sang năm 2015 con số này sụt giảm nhẹ còn 1.999 triệu đồng chiếm 5,92% trong tổng TSNH. Năm 2016, khoản mục này tăng vọt lên 9.268 triệu đồng, chiếm 12,74% trong tổng TSNH. Thực tế mức tiền tồn quỹ của công ty là khá lớn do tiền bản quyền cung cấp mặt hàng chủ đạo của công ty là Ubot phải trả hàng năm rất nhỏ so với doanh thu mang lại, mặt khác công ty không phải vay vốn ngân hàng cũng không có những khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn: cuối năm 2014, khoản mục này có giá trị 6.462 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,07% trong TSNH. Năm 2015, tăng lên 8.196 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,28%. Năm 2016, khoản mục này có giá trị tăng vọt lên đến 41,400 triệu đồng, nhưng về tỷ trọng mức tăng ít hơn chiếm 56,89% trong TSCĐ. Qua đó cho thấy, công ty rất chủ động về nguồn tiền và đã nới lỏng chính sách phải thu của khách hàng.
Hàng tồn kho: Năm 2014, trị giá 21.116 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,70% trong TSNH. Năm 2015, trị giá 22.244 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,89% trong TSNH. Năm 2016, trị giá 20.118 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,65% trong TSNH. Có thể thấy, giá trị lượng hàng tồn kho thay đổi không đáng kể qua các năm, tuy nhiên về tỷ trọng thì ngày càng giảm và giảm mạnh năm 2016. Như vậy, kế hoạch sản xuất và cung ứng qua các năm công ty ngày càng ổn định và chủ động hơn.
Tài sản ngắn hạn khác: khoản mục này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong TSNH: chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước ngắn hạn khác, các khoản tạm ứng cho nhân viên.
Trong cơ cấu và cả về giá trị thì TSDH của công ty trong ba năm 2014, 2015, 2016 không có sự thay đổi nhiều chủ yếu là các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị văn phòng. Năm 2014, TSDH trị giá 3.264 triệu đồng thì hết năm 2015 tăng vọt lên 6.442 triệu đồng chủ yếu là do công ty mua sắm thêm nhiều máy móc văn phòng cho các chi nhánh mới và số lượng nhân viên tăng lên đột biến.
2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản
a) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu này của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm giảm nhẹ vào năm 2015 nhưng sang năm 2016 lại tăng mạnh. Cụ thể: năm 2015, khoản mục này là 1,38 lần, giảm 24% so với năm 2014, năm 2016 chỉ tiêu này tăng mạnh lên 4,19 lần, tăng 204% so với năm 2015.
Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Doanh thu Triệu VNĐ 50.223 52.162 252.207 4% 384%
Tổng tài sản bình quân Triệu VNĐ 27.393 37.828 60.123 38% 59% Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản
Lần 1,83 1,38 4,19 -24% 204%
(Nguồn: Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Do năm 2015 công ty đầu tư mua sắm thêm nhiều phương tiện, máy móc thiết bị cho các văn phòng chưa phát huy ngay được hiệu quả, tổng tài sản bình quân tăng 38% trong khi doanh thu chỉ tăng 4%. Sang năm 2016, tổng tài sản bình quân tăng 59% thì doanh thu đạt mức tăng trưởng 384%, lúc này các máy móc, phương tiện mua sắm năm trước đã đem lại hiệu quả.
b) Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản
Bảng 2.6: Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015 so với 2014 2016 so với 2015 LNST Triệu VNĐ 22 15 81 - -
Tổng tài sản bình quân Triệu VNĐ 27.393 37.828 60.123 - -
ROA % 0,08 0,04 0,14 -50% 350%
(Nguồn: Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Qua bảng 2.6, có thể thấy chỉ tiêu này của công ty giảm trong năm 2015, đạt 0,04%, giảm 50% so với năm 2014. Năm 2016 chỉ tiêu này lại tăng đột ngột lên 0,14%, so với năm 2015 tăng 350%.
Tỷ lệ ROA như bảng trên có nghĩa năm 2015, cứ 100 đồng tổng tài sản bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 4 đồng LNST.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh thu Triệu VNĐ 50.223 52.162 252.207
TSNH bình quân trong kỳ Triệu VNĐ
Lợi nhuận sau thuế Triệu VNĐ 22
2,03 151,58 0,15 0,05 0,09 % Hệ số sinh lời TSNH 4,47 Hiệu suất sử dụng TSNH Lần 81 53.264 32.975 24.793
Sang đến năm 2016, cứ 100 đồng tổng tài sản tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 14 đồng LNST. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng khai thác toàn bộ tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận của công ty. Như vậy, tại Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm việc sử dụng tài sản đã được quan tâm và mang lại hiệu quả cao.
2.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
a) Hiệu suất sử dụng TSNH
Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng, hệ số sinh lời TSNH
của Công ty TNHH Lâm Phạm giai đoạn 2014 - 2016
(Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu BCTC Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Theo số liệu tính toán được từ bảng 2.7 cho thấy tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty năm 2015 có giảm nhẹ so với năm 2014 nhưng lập tức tăng mạnh trong năm 2016. Một đồng giá trị TSNH đầu tư thu được 2,03 đồng doanh thu thuần trong năm 2014, đến năm 2016 thu được 4,47 đồng.
b) Hệ số sinh lời TSNH
Qua bảng 2.7 ta thấy tương tự như với hiệu suất sử dụng TSNH, hệ số sinh lời TSNH của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm giảm nhẹ năm 2015 và tăng nhanh năm 2016. Tuy nhiên năm 2016 hệ số này là 0,15% mà với hệ số này giá trị càng cao càng tốt chứng tỏ TSNH có khả năng sinh lời cao, hiệu quả sử dụng TSNH tốt. Từ các kết quả tính toán trên bảng 2.7 cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của công ty còn quá thấp.
c) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hàng tồn kho
Theo số liệu tính toán được ở bảng 2.8 ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2014 là 2,70 vòng, sang năm 2015 vòng quay hàng tồn kho là 2,21 giảm 0,59 vòng, sang năm 2016 vòng quay hàng tồn kho là 11,51 vòng tăng so với năm 2015 là 9,30 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho của công ty do hai yếu tố quyết định là giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân. Năm 2015 so với năm 2014 giá vốn hàng bán tăng 1.918 triệu đồng tương ứng với 4,06% trong khi đó hàng tồn kho tăng 4.705 triệu đồng tương ứng với 26,92% do đó số vòng quay của hàng tồn kho giảm 0,59 vòng. Năm 2016 so với năm 2015 ta thấy giá vốn hàng bán tăng 194,743 triệu đồng tương ứng với 396,60% trong khi hàng tồn kho lại giảm 999 triệu đồng tương ứng với giảm 4,50% làm số vòng quay hàng tồn kho tăng tăng so với năm 2015 là 9,30 vòng.
Bảng 2.8: Bảng phân tích chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tồn kho bình quân trong kỳ Triệu VNĐ 17.475 22.180 21.181 Giá vốn hàng bán Triệu VNĐ 47.185 49.103 243.846
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,70 2,21 11,51
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Ngày 135 165 32
(Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu BCTC Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm)
Như vậy số vòng quay của TSNH giảm nhẹ vào năm 2015 nhưng ngay lập tức tăng mạnh năm 2016, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của công ty tăng. Cùng với số vòng quay của hàng tồn kho ta xét số ngày một vòng quay của hàng tồn kho.
Theo bảng 2.8 ta thấy năm 2014 một vòng quay của hàng tồn kho là 135 ngày, sang năm 2015 chỉ số này là 165 ngày tăng thêm 30 ngày, nhưng