21. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG LÂM PHẠM
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với LPC
Năm 2016, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về doanh thu của công ty, thương hiệu LPC của công ty đã thực sự được các chủ đầu tư biết tới và được sử dụng cho nhiều dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước. Với xu thế hòa nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thì công ty có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường ra ngoài nước nhưng cũng gặp không ít thách thức từ các giải pháp công nghệ mới đến từ các doanh nghiệp cùng ngành.
a ) Cơ hội
Từ năm 2011 đến nay, thực hiện định hướng Đại hội XI của Đảng: “phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới”, ngành xây dựng bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh, phức tạp. Ngành đã rà soát, xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp với từng lĩnh vực.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên việc tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng và công trình dân dụng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy sự phát triển này không tránh khỏi những hệ lụy về mặt môi trường. Hiện nay, hoạt động xây dựng và vận hành các công trình tại Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng phát thải CO2, do đó việc cắt giảm lượng phát thải trong lĩnh vực này là điều rất cấp thiết. Giảm phát thải từ khâu sản xuất vật liệu xây dựng là bước đi đầu tiên. Tiếp đó, tiết kiệm vật liệu sử
dụng, máy móc, nhân công và thời gian thi công xây dựng sẽ góp phần lớn trong việc giảm sử dụng năng lượng và giảm phát thải. Theo kế hoạch hành động: “Phát triển ngành xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững” ngành xây dựng sẽ tập trung vào mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong các hoạt động của ngành, đặc biệt trong sản xuất vật liệu xây dựng; đẩy mạnh phát triển công trình xanh, đô thị xanh, góp phần giảm nhẹ BĐKH, phát triển bền vững. Đây chính là cơ hội lớn của Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm - trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm tự hào là đơn vị độc quyền cung cấp giải pháp xây dựng xanh sàn nhẹ Ubot (Uboot Beton) của tập đoàn Daliform (Italy) tại Việt Nam. Hướng đến xu hướng xây dựng xanh, Ubot là giải pháp tối ưu cho các công trình sàn phẳng không dầm, vượt nhịp lớn và thân thiện với môi trường.
b) Thánh thức
Việc Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm được nhiều Chủ đầu tư trong ngành xây dựng biết tới và thương hiệu LPC đang dần chiếm lĩnh thị trường với doanh thu 2016 tăng trưởng vượt bậc là những tín hiệu đáng mừng nhưng cũng đặt thêm những yêu cầu thách thức với doanh nghiệp như:
- Cần có chiến lược cụ thể hơn để phát triển chiều sâu.
- Không ngừng đổi mới công nghệ và đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị mới hiện đại.
- Bổ sung thêm lực lượng nghiên cứu phát triển và đặc biệt là đội ngũ thiết kế đông và mạnh, giàu kinh nghiệm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu chủ đầu tư đưa ra.
- Phát triển hơn nữa công tác marketing, quảng bá xây dựng thương hiệu. Tìm kiếm thêm các đại lý phân phối sản phẩm có uy tín và trách nhiệm.
- Hàng nhái, bắt chước kiểu dáng Ubot của Công ty xuất hiện ngày càng nhiều với giá cả thấp do không phải trả tiền bản quyền cho nhà cung cấp gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Trên thị trường hiện tại với công nghệ sàn phẳng, sàn nhẹ có thể nói đến nhiều công nghệ khác nhau như sàn bê tông đúc sẵn (Vinaconex), sàn bóng (C-deck - Đan Mạch), sàn xốp (S-VRO)… mỗi loại công nghệ nói trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Sàn lõi rỗng ở Việt Nam hiện nay vẫn được coi là một giải pháp kết cấu công nghệ mới mang lại những lợi ích rất lớn cho người sử dụng như: Thi công nhanh, vượt nhịp lớn, không gian tối ưu cho kiến trúc, giá thành hợp lý. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm so với giải pháp Sàn Dầm truyền thống nhưng giải pháp này còn gặp các khó khăn nhất định để phát triển rộng rãi do một số lý do có thể kể ra ở đây như sau:
- Chưa nhiều người hiểu sâu sắc về sự làm việc của kết cấu sàn rỗng, nhiều nhà thầu thiết kế, thi công, giám sát chưa đủ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình;
- Chi phí nhân công ở Việt Nam còn thấp vì vậy nhiều chủ đầu tư chưa chú trọng đến vấn đề tiết kiệm nhân lực và thời gian thi công bằng việc tiết kiệm vật liệu, mặc dù tiết kiệm vật liệu thường đồng hành với việc tăng rủi ro cho công trình;
- Tâm lý ngại áp dụng cái mới của người sử dụng trong nước.
Thông qua thời gian và thực tế các công trình chất lượng tốt các lý do e ngại nêu trên sẽ dần biến mất và mang đến niềm tin đối với giới chuyên môn, các chủ đầu tư về giải pháp sàn lõi rỗng. Giải pháp này đang dần trở thành một giải pháp có sức cạnh tranh mạnh mẽ với kết cấu Sàn dầm truyền thống và kết cấu Sàn dự ứng lực để trở thành một giải pháp kết cấu tối ưu cho các công trình nhịp lớn, các công trình yêu cầu tiến độ nhanh, không gian kiến trúc rộng rãi, chiều cao tầng thấp và giá thành hợp lý.