- Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Hạn chế:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
+ Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất , chống đế quôc và phong kiến .
Câu 39 . Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935. 1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng:
+ Pháp tiến hành đàn áp , khủng bố khiến cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng
- Các cơ quan lãnh đạo của Đảng , cơ sở CM bị phá vỡ , hàng vạn đảng viên, cán bộ bị bắt và tù đày giết hại , tù chính trị bị giam tại Hỏa Lò, Khám lớn , Côn Đảo …..
- Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đãng, các Xứ Ủy bị bắt . + Chính sách mị dân của Pháp nhằm lôi kéo hay mê hoặc các tầng lớp nhân dân :
- Về chính trị tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ . - Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình .
- Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng . - Lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
* Hoạt động khôi phục phong trào : Phong phú về hình thức và nội dung:
- Trong bối cảnh đó những người công sản kiên trì đấu trang ngay trong nhà tù
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.,thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động , thả tù chính trị , bỏ các thứ thuế bất công , củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng .
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.3-1935 tại M acao cao
* Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước .
- Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
- Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng,vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ. - Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn
Ai Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản..
- Đại hội đánh dấu mốc quan trọng : hệ thống tổ chức đảng đã đuợc khôi phục từ Trung Ương đến cơ sở , khôi phục được các cơ sở quần chúng .
Câu 40. Tình hình thế giới và trong nước từ năm 1936-1939. 1. Tình hình t hế giới:
* Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
* 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định: + Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít .
+ Nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.
+ Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
Lê Hồng Phong ,đại diện Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự
* 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương
2.Tình hình trong nước : a. Chính trị :
- Đối với Đông Dương, chính sách cai trị có thay đổi , ân xá tù chính trị ,nới rộng quyền tự do báo chí , tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam .
- Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
b. Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư , khai thác thuộc địa để
bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp .
* Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa , trồng cao su,
đay, gai, bông …
* Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu
tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm...
* Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu.
Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội :đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp - Công nhân: thất nghiệp, lương giảm. - Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
- Nông dân: đa số mất ruộng , địa tô cao.…
- Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép . - Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp .
- Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ .
Đời sống nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương .
Câu 41 .Phong trào dân chủ 1936-1939.
1.Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936.
Tháng 7/1936 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) xác định :
* Nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến .
* Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
* Phương pháp đấu tranh : Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
* Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận
dân chủ Đông Dương.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ .
- Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936)
- Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh… )
- Cuộc mít tinh, biểu dương lực lượng khi Go đa điều tra tình hình Đông Dương đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia
-Phong trào Đông Dương Đại hội(8-1936) đã giác ngộ, đoàn kết đấu tranh . Đảng thu được một số kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh .
- Nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác có đông đảo quần chúng tham gia.
-Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ….
-Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
- Từ 1937 báo chí công khai của Đảng: Tin tức, Đời nay, Phổ Thông, Dân chúng trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh .
- Nhiều sách chính trị – lý luận , tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như,thơ cách mạng…..
- Phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.
- Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng.
3. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.. - Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm .
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
4. Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
- Là một cuộc diễn tập thứ hai , chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Câu 42. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945 1. Tình hình chính trị .
a. Thế giới
- 1/9/1939 : Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ , Đức kéo vào Pháp ,Pháp đầu hàng Đức. .
- Pháp thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa .
b. Việt Nam
- Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của của Việt Nam để dốc vào cuộc chiến tranh .
- 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng .
- Nhật sử dụng bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng..
- Ở VN, bên cạnh đảng phái thân Pháp còn có đảng phái thân Nhật như : Đại Việt, Phục Quốc … Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.
- Việt Nam đặt dưới ách thống trị của Nhật – Pháp.
- Ở Đông Dương, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở VN tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa .
2. Tình hình kinh tế – xã hội . a. Kinh tế
* Chính sách của Pháp:
- Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy” : tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới …, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm… , kiểm soát gắt gao sản xuất, phân phối, ấn định giá cả.
* Chính sách của Nhật:
- Nhật nắm giữ phương tiện giao thông, kiểm soát đường sắt, tàu biển. Nhật bắt Pháp hang năm phải nộp nộp khoản tiền lớn .
- Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh . Cuối 1944 đầu năm 1945 có tới 2 triệu đồng bào ta chết đói .
b. Xã hội
- Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực .Cuối 1944 đầu năm 1945 có tới 2 triệu đồng bào ta chết đói .
- Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp- Nhật .
- Đảng phải kịp thời, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp .
Câu 43. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương.
+Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27 / 9 /1940)
- 22/9/1940, Nhật vượt biên giới Việt – Trung, đánh chiếm Lạng Sơn, Pháp đầu hàng, chạy về Thái Nguyên qua đường Bắc Sơn .
- Thừa cơ Đảng bộ địa phương lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn chặn đánh Pháp, chiếm đồn Mỏ Nhài, chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân làm chủ châu lị và các vùng lân cận, đội du kích Bắc Sơn thành lập.
- Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau ,Nhật cho Pháp trở lại Lạng Sơn; Pháp khủng bố, đốt phá làng bản, bắn giết những người tham gia khởi nghĩa .
* Ý nghĩa: mở đầu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng rút ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, thời cơ ...
- Tháng 11/1940, Pháp bắt thanh niên Việt Nam làm bia đỡ đạn tại biên giới Thái Lan , nhân dân Nam Kỳ và binh lính phản đối.
- Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn bị phát động khởi nghĩa, cử đại biểu ra Bắc xin chỉ thị của Trung ương .
- Do thời cơ chưa chín muồi , quyết định hoãn khởi nghĩa cũa Trung ương chưa tới nơi nên khởi nghĩa vẫn nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940 hầu hết các tỉnh Nam Kỳ . . Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng. - Kế hoạch bị lộ nên thực dân Pháp kịp thời đối phó , chúng tập trung quân đàn áp , cuộc
khởi nghĩa thất bại .
* Ý nghĩa:Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .
+Binh biến Đô Lương (13/01/1941)
- Tại Trung kỳ binh lính người Việt trong quân đội Pháp bất mãn vì phải đi làm bia đỡ đạn ở biên giới Việt - Lào .
- Ngày13/1/1941 Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) chỉ huy binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) nổi dậy, đánh chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh ,phối hợp với binh lính ở đây chiếm thành.
- Pháp kịp thời đối phó,chiều hôm sau, toàn bộ binh lính tham gia nổi dậy bị bắt.
- Pháp xử bắn Đội Cung cùng 10 đồng chí, nhiều người khác bị kết án khổ sai, đưa đi đày .
* Ý nghĩa : khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương.
* Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .
* Trong ba tháng, ba cuộc nổi dậy nối tiếp nổ ra ở ba miền của đất nước, do nhiều tầng lớp nhân dân và binh lính tham gia, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc.
* Các cuộc nổi dậy đã thất bại vì điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi , nhưng “ đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc , là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương “
+ Nguyên nhân thất bại :
Nổ ra chưa đúng thời cơ : Pháp còn tương đối mạnh.
Lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ. Điều kiện chưa chín muồi
+ Ý nghĩa :
Nêu cao tinh thần anh dũng , bất khuất của nhân dân Việt Nam , giáng những đòn mạnh vào thực dân Pháp và nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật.
Các cuộc khởi nghĩa đó là: những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”. Là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương “
+ Bài học kinh nghiệm :