Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (195 4– 1975).

Một phần của tài liệu ÔN THI 12-2010-GDTX (Trang 26 - 29)

I. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA “CHIẾN TRANH LẠNH”.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (195 4– 1975).

- Sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954, Mỹ thay Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

- Nhân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu , mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ bị phá sản.

- Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút quân khỏi Việt Nam.

- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Như vậy trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột

quân sự ở các khu vực trên thế giới đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô – Mỹ, đối đầu Đông - Tây

Câu 22. XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ “CHIẾN TRANH LẠNH” CHẤM DỨT

Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp Xô – Mỹ.

- Tháng 11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa

- 1972, Xô – Mỹ ký Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, nhằm đảm bảo an ninh và hợp tác giữa các nước

- Nguyên thủ Xô -Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế , khoa học - kỹ thuật.

- Tháng 12/1989, tại Man –ta (Malta- Địa Trung Hải ), Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”, từ đó mở ra chiều hướng giải quyết hoà bình , xung đột ở nhiều khu vực.

* Nguyên nhân khiến Xô – Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”:

- Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.

- Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ. - Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

* Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia…

Câu 23. Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt .

- Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài , đến 1989-1991 chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và Đông Âu .

- Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

- 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động .

- Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

-Từ 1991, tình hình thế giới phát triển theo xu thế sau:

+ Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ .Một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.Với sự vươn lên của Mỹ , Liên minh Châu Âu , Nhật Bản , Liên bang Nga , Trung Quôc …

+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế .

+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới“đơn cực”để làm bá chủ thế giới,nhưng không thực hiện được .

+ Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).

-Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

-Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ

VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX

Câu 24.Nguồn gốc ,đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX.

a. Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên vơi cạn, do nhu cầu của chiến tranh… - Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa

học- kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

b. Đặc điểm:

- Khoa học- kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. - Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. - Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất , là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

Câu 25. Những thành tựuvà tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX.

1. Thành tựu

- Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh…, con

người đã ứng dụng cải tiến kỹ thuật , phục vụ sản xuất và cuộc sống . (cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính ,“Bản đồ gen người “, tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y )

- Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, robot...

- Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió…

- Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng,

siêu dẫn)…

- Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi

sinh, enzim… góp phần giải quyết nạn đói, chữa bệnh.

- Nông nghiệp : tạo được cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp : cơ khí hóa , điện khí

hóa .. lai tạo giống mới , không sâu bệnh , nhờ đó con người đã khắc phục được nạn đói .

- Giao thông vận tải – Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi

thủy tinh quang dẫn, … truyền hình trực tiếp, điện thoại di động .

- Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…, phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957); con người bay vào vũ trụ (1961); con người đặt chân lên mặt trăng ( 1969).

- Công nghệ thông tin phát triển và bùng nổ mạnh trên toàn cầu , mạng thông tin máy

tính toàn cầu (Internet) ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu ÔN THI 12-2010-GDTX (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w