Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:

Một phần của tài liệu ÔN THI 12-2010-GDTX (Trang 29 - 30)

I. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA “CHIẾN TRANH LẠNH”.

c.Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa:

* Tích cực: Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa

lại sự tăng trưởng cao .Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.

* Tiêu cực: Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội.Đời sống con người

kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

2.Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển . * Thời cơ :

- Các nước có điều kiện mở rộng giao lưu , hợp tác kinh tế , văn hoá , giáo dục , khoa học- kỹ thuật , chuyển giao công nghệ , khai thác vốn đầu tư , tiếp thu thành tựu mới của khoa học – kỹ thuật .

* Thách thức :

- Hội nhập trong điều kiện dân trí thấp , kinh tế kém phát triển ... tạo ra áp lực cạnh tranh lớn , khốc liệt đối với các nước đang phát triển .

- Giải quyết mối phát triển kinh tế với bảo tồn tài nguyên, môi trường . - Giữ gìn , phát triển văn hoá dân tộc , kết hợp truyền thống với hiện đại

- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

Câu 27. Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai . I NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945

Một phần của tài liệu ÔN THI 12-2010-GDTX (Trang 29 - 30)