Cơ chế phát triển sạch (CDM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi công nghệ cho ngành sản xuất xi măng theo các cơ chế tín dụng cacbon (Trang 34 - 38)

CDM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Clean Development Mechanism”, đây là một trong ba cơ chế hợp tác quốc tế được thiết lập trong khuôn khổ NĐT Kyoto, nhằm làm giảm sự phát thải KNK trên phạm vi toàn cầu dựa trên

nguyên tắc khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước công nghiệp phát triển đầu tư vào các dự án giảm phát thải KNK tại các nước đang phát triển, gọi là dự án Cơ chế phát triển sạch (dự án CDM) để nhận

được các tín dụng carboncacbon dưới dạng “Giảm phát thải được chứng nhận”

(CERs). Khoản tín dụng này được dùng để tính vào chỉ tiêu giảm phát thải KNK của các nước công nghiệp phát triển, giúp họ tuân thủ những cam kết về giảm phát

thảiđịnh lượng nêu trong NĐT Kyoto, đồng thời góp phần cho mục tiêu phát triển

bền vững ở các nước đang phát triển. [11]

Dự án CDM mang lại nhiều lợi ích thiết thực về nhiều mặt cho các tổ chức,

doanh nghiệp, chính phủ của cả phía nhà đầu tư và phía nước chủ nhà.

a. Nước chủ nhà

Nước chủ nhà là nước mà nơi sẽ diễn ra hoạt động dự án. Nước chủ nhà bao gồm các nước đang phát triển và có tham gia ký kết UNFCCC và NĐT Kyoto. Các lợi ích từ dự án CDM mang lại cho nước chủ nhà như sau:

- Đạt được sự phát triển bền vững nhanh ở khu vực dự án và trong cả nước.

- Các lợi ích bổ trợ như kiểm soát ô nhiễm không khí và cải thiện hiệu quả

năng lượng từ các dự án giảm phát thải KNK, đồng thời thúc đẩy hoạt động

bền vững môi trường và đa dạng sinh học.

- Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh chuyển dao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

- Góp phần vào mục tiêu cao nhất của UNFCCC là giảm phát thải KNK gây

biến đổi khí hậu toàn cầu.

b. Nước đầu tư

Nước đầu tư là các nước công nghiệp phát triển (các nước thuộc Phụ lục I của UNFCCC) có nhu cầu cắt giảm phát KNK để đạt được mục tiêu cam kết. Các lợi ích thu được từ việc tham gia dự án theo CDM ở nước chủ nhà là:

- Cơ hội có được “Giảm phát thải được chứng nhận” (CERs) cho nước mình.

- Cơ hội tăng cường các mối quan hệ hữu nghị song phương bằng cách cung

- Góp phần vào mục tiêu cao nhất của UNFCCC và đạt được cam kết trong NĐT Kyoto.

Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung của UNFCCC và NĐT Kyoto theo Cơ chế phát triển sạch (CDM). Kể từ tháng 03/2003 (thời điểm thành lập Cơ quan thẩm quyền Quốc gia DNA), Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ vào các hoạt động dự án CDM quốc tế. Đó là: Tham gia hoàn toàn tự nguyện; Phê chuẩn UNFCCC và ký kết NĐT Kyoto và thành lập Cơ

quan thẩm quyền Quốc gia (DNA) về CDM.CDM có hai tính chất rất quan trọng,

đó là “ tính bền vững” và “ tính bổ sung”:

- Tính bền vững:là sự đánh giá tác động của CDM đối với sự phát triển của

nước chủ nhà. Mỗi quốc gia đều xây dựng một tiêu chí phát triển bền vững cho mình [8]

- Tính bổ sung: là vai trò thúc đẩy cắt giảm phát thải khí KNK. Việc giảm phát

thải đượctính toán bằng mức phát thải khí CO2 của Dự án sau khi áp dụng

công nghệ sạch so với mức phát thải cơ sở.[8] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án CDM là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiết với môi trường, có kết quả giảm phát thải KNK được Ban điều hành quốc tế về CDM chấp thuận đăng kí và cấp chứng chỉ giảm phát thải KNK. Trừ phi có thể xác

thực được “tính bổ sung” giảm phát thải của mộtdựán, bằng không sẽ không hợp lệ

với Dự án CDM. Do đó, nhất thiết phải xác định xem điều gì sẽ xảy ra nếu không có các hoạt động của Dự án CDM. Toàn bộ các quy tắt về CDM đã được quy định

trong các thỏa thuận Marraket (do COP 7 quyết định năm 2001), tuy nhiên các

phương pháp luận chi tiết vẫn đang trong quá trình hoàn thiện ở cấp quốc tế.

Mặc dù việc tham gia theo CDM có thể bao gồm cả khu vực tư nhân và nhà

nước chiếu theo NĐT Kyoto, song khu vực tư nhân sẽ có vai trò quan trọng trong CDM. Cụ thể, các công ty tư nhân của các nước đầu tư hy vọng sẽ tạo ra đầu tư ở

mặt môi trường.Các lĩnh vực có tiềm năng tham gia cơ chế phát triển sạch bao gồm:

Năng lượng

- Sản xuất năng lượng;

- Phát thải nhiên liệu (nhiên liệu rắn, khí và dầu);

- Chuyển tải năng lượng;

- Nâng cao hiệu quảnăng lượng; - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các nhà máy điện; - Thu hồi nhiệt từcác nhà máy điện;

- Chuyển hồi nhiên liệu

- Đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo;

- Gió, mặt trời, thủy điện; - Sinh khối…;

- Các tòa nhà, chung cư;

- Sử dụng các thiết bị có hiệu quả sử dụng năng lượng cao.

Thu hồi Mêtan

- Thu hồi và sử dụng Mêtan; - Các bãi chôn chất thải; - Khai thác mỏ than.

Giao thông

- Đưa vào sử dụng các loại xe buýt công cộng, vận tải đường sắt hạng nhẹ…;

- Đưa vào sử dụng các xe ô tô có mức phát thải CO2 thấp.

Trồng mới và tái trồng rừng

- Trồng mới và tái trồng rừng thương mại; - Trồng cây ở cấp cộng đồng/ xã.

Nông nghiệp

- Giảm các mức phát thải CH4 và N2O.

- Sản xuất kim loại;

- Khai mỏ hoặc khai khoáng; - Công nghiệp chế tạo; - Công nghiệp xi măng; - Sử dụng dung môi; - Công nghiệp hóa chất; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát thải từ nhiên liệu và tiêu thụ HalocarbonsHalocacbons và Sulphurhexefluoride;

- Phát triển công nghệ thu hồi và lưu trữ C

Chất thải

- Xử lý, loại bỏ rác thải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi công nghệ cho ngành sản xuất xi măng theo các cơ chế tín dụng cacbon (Trang 34 - 38)