đổi công nghệ.
Trong quy hoạch, do các nhà máy được cho công suất tính theo sản lượng xi
măng, vì thế nên cần quy đổi công suất sang tấn clinke/ngày. Quá trình quy đổi sang
công suất clinke được tiến hành theo công thức:
Côngsuất clinke (tấn clinke/ngày) = (công suất xi măng*0,85)/350 Trong đó:
0,85: tỷ lệclinke trung bình trong xi măng; 350: số ngày hoạt động trung bình của nhà máy
Việc đánh giá khả năng chuyển đổi công nghệ của ngành xi măng theo cơ chế tín dụng cacbon được thực hiện bằng cách tham vấn ý kiến chuyên gia để xác định trọng số và điểm tiêu chí.
Trọng số (W): là chỉ số đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với
từngphương án chuyển đổi công nghệ để xây dựng dự án cơ chế tín dụng cacbon.
Trọng số này được tham vấn các chuyên gia bằng cách gửi phiếu tham vấn. Theo đó
mức độ quan trọng củacác tiêu chí đánh giá ứngvới mỗi phương án, kết quả đánh
giá theo trọng số được tính toán ở bảng 3.5.
Điểm tiêu chí:là điểmsố đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí tới
khảnăng xây dựng Cơ chế tín dụng cacbon cho từng phương án. Điểm tiêu chícũng
được tham vấn các chuyên gia bằng cách gửi phiếu tham vấnvới thang điểm 50
(được kèm theo ở phụ lục 1),theo đó mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đối với
từng phương án càng cao thì điểm tiêu chí càng cao.
Khả năng chuyển đổi theo Cơ chế tín dụng Cacbon đối với mỗi dự án sẽ
đượcxem xét căn cứ vào kết quả tính tổng bình quân gia quyền (T) của các tiêu chí
Tj =∑nWqđij×eij
1 Trong đó:
Tj:Tổng bình quân gia quyền của phương án j
Wqđij: trọng số quy đổi tiêu chí i của phương án j
eij : điểm số tham vấn chuyên gia cho tiêu chí i của phương án j
n: số tiêu chí của phương án j
Cụ thể về các tiêu chí đánh giá và kết quả đánh giá chung của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đến khả năng chuyển đổi công nghệ theo các cơ chế tín dụng Cacbon của ngành sản xuất Xi măng như sau:
Quy mô nhà máy: Quy mô nhà máy là một tiêu chí quan trọng cần xem xét khi chuyển đổi theo Cơ chế Cacbon đối với Xi măng. Theo đánh giá của các chuyên gia:
- Đối với các nhà máy có công suất nhỏ Pmin = 1000 tấn clinke/ngày: là nhà máy thuộc quy mô nhỏ, quy trình xây dựng dựán theo Cơ chế tín dụng Cacbon sẽ
đơn giản và phần lớn các công ty tư vấn đã xây dựng thành công cho nhà máy này,
do đó khảnăng chuyển đổi là rất cao;
- Đối với các nhà máy có công suất 1000<P<3000 tấn clinke/ngày: là nhà máy thuộc quy mô lớn, quy trình xây dựng dựán tương đối phức tạp (các điều kiện ràng buộc khi chuyển đổi là nhiều hơn);
- Đối với các nhà máy có công suất P>3000 tấn clinke/ngày: là nhà máy thuộc quy mô quá lớn và khảnăng chuyển đổi thành dựán theo Cơ chế tín dụng Cacbon là rất khó.
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR): là một yếu tố quan trọng đối với khảnăng
chuyển đổi theo Cơ chế tín dụng Cacbon của dự án. Việc tính toán xác định IRR
cho các dự án trong Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam năm 2010
và định hướng đến năm 2020 sẽkhông đủcăn cứ dữ liệu đểxác định IRR cho bất
cứnhà máy Xi măng nào. Vì vậy, việc đánh giá mức độảnh hưởng của tiêu chí này
cũng sẽđược thông qua ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong xây dựng
dựán theo Cơ chế tín dụng Cacbon. Theo đánh giá của các chuyên gia các dự án với quy mô có khảnăng đáp ứng yêu cầu này càng cao thì điểm số càng cao.
Lượng khí nhà kính giảm phát thải: là tổng lượng giảm phát thải của một
dựán theo các cơ chế tín dụng Cacbon. Lượng khí nhà kính giảm phát thải được
tính như sau: ERproject = BEbaseline - PEproject
Trong đó:
- ERproject: Tổng giảm phát thải của dựán CDM (tCO2 tương đương); - BEbaseline: Tổng phát thải theo kịch bản đường cơ sở (tấn CO2tương
đương);
- PEproject: Tổng phát thải do hoạt động dự án gây ra (tấn CO2 tương
đương).
- Lượng giảm phát thải khí nhà kính của dựán CDM được quy đổi thành
các đơn vị tín dụng carbon dưới dạng “Giảm phát thải được chứng nhận”
(CERs), 1 CER = 1 tấn CO2tương đương.
Tương tựnhư tiêu chí IRR, việc tính toán xác định lượng phát thải khí nhà
kính cho các dự án trong Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng sẽkhông đủ
căn cứ dữ liệu. Vì vậy, đểđánh giá mức độảnh hưởng của tiêu chí này tác giảcũng
đã tiến hành tham vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong xây dựng dựán theo Cơ
chế tín dụng Cacbon. Theo đánh giá của các chuyên gia với cùng một công nghệ sản xuất thì quy mô dự án càng lớn lượng khí giảm phát thải càng cao. Ngoài ra với cùng quy mô dựán thì các nhà máy trước khi chuyển đổi có công nghệ càng lạc hậu
thì lượng giảm phát thải càng lớn.
Suất tiêu thụ năng lượng:là lượng năng lượng tiêu tốn cho một đơnvị sản phẩm (tấn xi măng), suất tiêu thụ năng lượng là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu
quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng. Suất tiêu thụ năng lượng (nhiệt năng và điện
năng) của các nhà máy sản xuất xi măng tương ứng với các công nghệ sản xuất được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6: Suất tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng
Công nghệ Công nghệ lò quay PP ướt và lò đứng
Công nghệ lò quay PP khô
Lò quay có thu hồi nhiệt thải
Nhiệt lượng tiêu tốn
kcal/kg clinker
1000-1500 720-900 700-750
Suất tiêu thụ điện riêng kWh/tấn xi măng
120-130 90-100 75-80
Suất tiêu thụnăng lượng riêng (TOE/tấn xi măng)
0,128-0,1876 0,0924-0,1145 0,089-0,095
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành xi măng (Bộ Công Thương)
TOE (tấn dầu tương đương)
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức độảnh hưởng của tiêu chí suất tiêu
thụnăng lượng như sau:
- Việc xây dựng dựán theo hướng chuyển sang lò quay khô của các nhà máy có công nghệ quay lò ướt sẽ giảm được đáng kể nhiệt lượng cho quá trình nung clinke chính vì thế khảnăng chuyển đổi công nghệtheo hướng này xét theo tiêu chí suất tiêu thụnăng lượng là khá cao.
- Việc sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thếđối với các nhà máy sản xuất Xi
măng là ít khả thi. Xét về mặt kỹ thuật, các lò xi măng có thể sử dụng tới 100%
nhiên liệu thay thế, song thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế do đặc trưng hóa lý của hầu hết các nhiên liệu thay thế khác biệt một cách đáng kể so với các nhiên liệu
truyền thống và các nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại có khả năng sử dụng
các nguyên, nhiên liệu cao hơn so vớicác nhà máy có công nghệ lạc hậu.
- Việc tận thu nhiệt dư khí thải để phát điện sẽ giảm được đáng kể suất tiêu
thụ năng lượng cho các nhà máy, vì thế tận thu nhiệt dư khí thải để phát điện là giải pháp khả thi cho bài toán về suất tiêu thụ năng lượng.