Quy trình thực hiện phân tích MCA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi công nghệ cho ngành sản xuất xi măng theo các cơ chế tín dụng cacbon (Trang 43 - 46)

Hình 2.1 Quy trình thực hiện phân tích đa tiêu chí

Nguồn Giáo trình Phân tích hệ thống Môi Trường –Chế Đình Lý

1. Xác định các phương án chính sách hay giải pháp sẽ phân tích. 2. Xác định tiêu chí dựa vào đó các phương án sẽđược đánh giá

3. Đánh giá các phương án dựa vào tiêu chí thông qua sử dụng các dữ liệu định lượng và định tính.

4. Cho điểm các phương án dựa vào tiêu chí trên các cơ sở thích hợp 5. Gán trọng số cho các tiêu chí và so sánh các phương án

6. Thực hiện phân tích nhạy cảm và rà soát lại kết luận.

Bước 1: Xác định các phương án chính sách hay giải pháp sẽ phân tích

Phân tích đa tiêu chí có phạm vi áp dụng rộng. MCA thường được sử dụng

đểđánh giá một số phương án về chính sách, phương án quy hoạch nhằm đạt

Xác định vấn đề Danh sách mục tiêu Các thúc ép Danh mục phương án Chuyểnmục tiêu thành tiêu chí

Chuẩn hóa tiêu chí

Gán trọng số Xếp hạng phương án Phân tích sự nhạy cảm Xác định vấn đề Danh sách mục tiêu Các thúc ép Danh mục phương án Chuyển mục tiêu thành tiêu chí

Chuẩn hóa tiêu chí

Gán trọng số Xếp hạng phương án Phân tích sự nhạy cảm

được mục tiêu phát triển bền vững, do vậy trước khi tiến hành phân tích, cần phải xác định vấn đề là gì, phân tích để làm gì? Các phương án về chính sách hay giải pháp là gì?. Một trong các phương án về chính sách là “không làm gì khác so với hiện tại” hay còn gọi là kịch bản đối chứng.

Bước 2: Xác định tiêu chí dựa vào đó các phương án sẽ được đánh giá

Xác định tiêu chí dựa vào đó thực hiện đánh giá là một trong các bước quan trọng của MCA có tính chất quyết định cho kết quả MCA.

- Xác định mục tiêu sau cùng và danh sách các mục tiêu thành phần: Để có thể đưa ra tiêu chí đánh giá cho các phương án chính sách hay giải pháp, cần xuất phát từ mục tiêu sau cùng của chính sách/giải pháp. Có hai cách tiếp cận để hình thành các mục tiêu: cách tiếp cận từ trên xuống (diễn dịch) và cách tiếp cận từ dưới lên (quy nạp).

- Chuyển đổi các mục tiêu thành tiêu chí: Dựa vào các kiến thức hiểu biết trong lĩnh vực đang phân tích, xác định từng tiêu chí cho từng mục tiêu (thành phần) riêng lẻ cho các phương án chính sách/giải pháp. Sau đó, gộp nhóm các tiêu chí lại thành mục tiêu sau cùng mà phương án chính sách/giải pháp được chọn phải đạt đến.

Có nhiều cách khác nhau để gộp nhóm các tiêu chí, trong đó, mỗi nhóm thường bao gồm một số tiêu chí. Tuy nhiên các tiêu chí đưa ra cần gồm các nội dung sau: sự bền vững; tính khả thi; khảnăng chấp nhận; rủi ro của từng phương án.

Tiêu chí đánh giá cũng cần được thể hiện các quan điểm khác nhau về vấn đề của chính sách hay giải pháp, bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường, đạo đức, luật pháp, khoa học.

Tiêu chí là các nội dung cần biểu hiện trong kết quả của các phương án (chính sách/giải pháp) dựa vào đó có thể xác định các phương án có thỏa mãn hay không, thỏa mãn với mức độ nào.

Bước 3: Đánh giá các phương án dựa vào tiêu chí thông qua sử dụng các dữ liệu định lượng và định tính.

Khi đã xác định xong các phương án, hệ thống các tiêu chí, cần thu thập dữ liệu cho các tiêu chí. Dữ liệu có thể có hai hình thức: định tính và định lượng. Kết quả thu thập dữ liệu (ngoài hiện trường, trên bản đồ số hay dự báo từ các mô hình) được trình bày dưới dạng ma trận như sau:

Bảng 2.1: Bảng thu thập dữ liệu về các tiêu chí phục vụđánh giá MCA

Chỉthị phương án Chỉthị 1 Chỉ thị 2 ... Chỉthị n Phương án 1

Phương án 2 …………. Phương án n

Các kết quả thống kê trong ma trận sẽ có sự khác nhau về mặt tính chất của dữ liệu: Giá trị bằng tiền, các dữ liệu định lượng khác (độ dài, mật độ dân cư, thời gian…), Xếp thứ tự (dài, TB, ngắn hay to TB, nhỏ…) hay mô tả tính chất (Vd tích cực, TB, tiêu cực).

Bước 4: Cho điểm các phương án dựa vào tiêu chí trên các cơ sở thích hợp

Còn gọi là chuẩn hóa (standardization) các dữ liệu. Vì dữ liệu dựa trên các thứ nguyên không giống nhau. Vì vậy, đểđánh giá so sánh, chúng ta chuẩn hóa hay qui đổi về cùng thứ nguyên.

Một trong những cách chuẩn hóa là quyết định phạm vi điểm cho mỗi tiêu chí. Ví dụ: 0 (trịđiểm thấp nhất) đến 100 (điểm cao nhất). Sau đó tính điểm sau cùng theo từng phương án trên mỗi dòng. Khi đã chuẩn hóa, cần thực hiện viết lại ma trận dưới hình thức cho điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5: Gán trọng số cho các tiêu chí và so sánh các phương án

Bước tiếp theo là xác định trọng sốtương đối cho mỗi tiêu chí. Đây là giai đoạn khó và nhạy cảm nhất trong nhiều trường hợp, đặc biệt là nơi mà ý kiến công

chúng và các bên liên quan là quan trọng nhất. Các nhóm khác nhau sẽ đưa ra trọng số rất khác nhau.

Có nhiều cách tiếp cận trong việc gán trọng số cho các tiêu chí. Một trong các cách thường dùng là chia một số điểm (ví dụ 100) cho các tiêu chí, theo hướng là mỗi tiêu chí được gán một điểm, tổng điểm là 100. Đối với biến định tính, có thể tiếp cận theo cách định tính. (VD, cần thiết, đòi hỏi, không Ảnh hưởng).

Khi các trọng sốđã được gán, chúng dùng đểđánh giá (định tính hay định lượng) các điểm ở giai đoạn trước, từđó, các phương án sẽ được so sánh. Từđó, cho phép xếp hạng chính xác các phương án.

Sau khi gán trọng số, thực hiện nhân trọng sốvớiđiểm của các tiêu chí đã chuẩn hóa ở bước 4 ghi trong ma trận (phương án/tiêu chí). Đó là ma trận kết quả sau cùng. Lập tổng điểm (đã nhân trọng số) cho từng phương án, sẽ có được điểm xếp hạng ưu tiên các phương án hay chọn phương án có điểm cao nhất.

Bước 6: Thực hiện phân tích nhạy cảm và rà soát lại kết luận.

Sự xếp hạng trong giai đoạn 5 sẽ rất nhạy cảm đối với sự biến thiên trong dữ liệu, điểm hay trọng số. Có sự không chắc chắn sẽ xảy ra khi các giả thiết và đánh giá đưa ra kém sự khẳng định. Vì vậy trước khi ra quyết định, cần phải phân tích nhạy cảm đối với các khía cạnh này trong quá trình đánh giá.

2.3. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng chuyển đổi công nghệtheo Cơ chế tín dụng cacbon của các doanh nghiệp Việt Nam bằng phương pháp MCA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chuyển đổi công nghệ cho ngành sản xuất xi măng theo các cơ chế tín dụng cacbon (Trang 43 - 46)