Các loại khí cụ điện sử dụng

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy đối lưu thông minh, tiệt trùng bằng tia cực tím DLDS 04 (Trang 73 - 77)

Máy cắt hạ áp (Circuit Breaker – CB)

Máy cắt hạ áp là một loại khí cụ điện đóng cắt dùng để đóng và cắt mạch điện khi có sự cố quá dòng (ngắn mạch, quá tải). Khi có sự cố quá dòng trong mạch điện, CB phát hiện và cắt mạch một cách tự động hoàn toàn. Sau khi cắt mạch, khác với cầu chì (cầu chì đã đứt thì phải đƣợc thay mới), CB cách ly hoàn toàn và các pha có thể tái lập bằng tay hoặc tự động để có thể làm việc lại bình thƣờng. [19]

Hình 0.1 Các loại CB đơn, đôi và ba

Rơ-le trung gian

Rơ-le là khí cụ điện điều khiển tự động và bảo vệ mà đầu ra của nó thay đổi tác động nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt giá trị xác định. Rơ-le là khí cụ đóng ngắt trên mạch điều khiển bảo vệ và chuyển tác động điều khiển lên mạch động lực. [19]

Theo phƣơng thức tác động lên mạch động lực rơ-le đƣợc phân loại thành:Rơ-le tác động trực tiếp: tác động điều khiển đóng, mở trực tiếp lên mạch động lực.Rơ-le tác động gián tiếp: tác động điều khiển đóng mở tiếp điểm phụ trên mạch điều khiển từ đó tác

GVHD TS. Nguyễn Tấn Dũng Trang 62 động lên cơ cấu đóng mở tiếp điểm chính của mạch động lực, hay chuyển tác động trung gian cơ chuyển tác động lên đóng, mở tiếp điểm chính của mạch động lực.

Hình 0.2 Relay MY2N 24VAC

Công tắc tơ

Công tắc tơ là khí cụ điện đóng cắt điện cơ, có thể điều khiển từ xa. Công tắc tơ có thể đóng dòng điện, mang dòng điện và cắt dòng điện trong điều kiện quá tải. Công tắc tơ có thể đóng đƣợc dòng không tải, dòng định mức hay dòng khởi động của động cơ. Công tắc tơ có thể lắp đặt ở vị trí gần nhất với trung tâm phụ tải. Việc đóng cắt mạch có thể thực hiện bằng nam châm điện, thuỷ lực hay khí nén. Thông thƣờng công tắc tơ đƣợc chế tạo theo kiểu đóng cắt bằng nam châm điện. [19]

GVHD TS. Nguyễn Tấn Dũng Trang 63

Biến tần

Biến tần dùng để chuyển dổi điện áp hoặc dòng điện xoay chiều cở đầu vào từ một tần số này thành điện áp hoặc dòng điện có một tần sô khác ở đầu ra. Biến tần thƣờng đƣợc sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ xoay chiều theo phƣơng pháp điều khiển tần số. [20]

Ngoài việc thay đổi tần số còn có sự thay đổi tổng sô pha. Từ nguồn lƣới điện một pha, với sự giúp đỡ của bộ biến tần ta có thể mắc vào tải động cơ ba pha. [20]

Hình 0.4 Biến tần Toshiba VF-S11

Nguồn xung

Nguồn xung hay thƣờng gọi là nguồn xung hay nguồn tổ ong là là tên gọi thƣờng dùng để phân biệt giữa nguồn dùng biến áp xung và biến áp thƣờng là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung. Tùy theo mức điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng, các nhà sản xuất đã tính toán và thiết kế với mức điện áp ra

GVHD TS. Nguyễn Tấn Dũng Trang 64 mong muốn. Một số điện áp ngõ ra một chiều thƣờng dùng nhƣ 5V DC, 9V DC, 12V DC, 24V DC, 48V DC...

Hình 0.5 Bộ nguồn 220VAC 24VDC - 5A

Chấn lưu

Không giống nhƣ các đèn sợi đốt, các đèn phóng điện không thể mắc trực tiếp vào lƣới điện. Trƣớc khi dòng điện ổn định bằng một cách nào đó thì chúng đã tăng và tăng mạnh làm đèn bị quá đốt nóng và phá hủy. Độ dài và đƣờng kính của dây tóc trong đèn sợi đốt chính làm hạn chế dòng chạy qua nó và điều chỉnh ánh sáng phát ra. Thay vì dây tóc, đèn phóng điện dùng hiệu ứng hồ quang điện nên nó cần đến phần tử gọi là "chấn lƣu" để trợ giúp cho việc phát sáng.

GVHD TS. Nguyễn Tấn Dũng Trang 65

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy đối lưu thông minh, tiệt trùng bằng tia cực tím DLDS 04 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)