Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 38)

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bộ máy tƣ pháp đƣợc tổ chức lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 về việc thành lập Tòa án quân sự, trong đó khẳng định “bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho mình”. Có thể xem đây là quy định đầu tiên đánh dấu sự công nhận đối với vai trò của ngƣời bảo vệ quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sựlà ngƣời Việt Nam.

Vào năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta khẳng định quyền con ngƣời, trong đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa (tại điều 67, Hiến pháp năm 1946 quy định: “ Các phiên tòa án đều phải công khai, trừ trƣờng hợp đặc biệt. Ngƣời bị cáo đƣợc quyền tự bào chữa lấy hoặc mƣợn Luật sƣ”). Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 có hƣớng dẫn: “…bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo có quyền yêu cầu Tòa án thi hành phương sách cần thiết để sáng tỏ sự thật”. Ngoài Luật sƣ, bào chữa viên nhân dân cũng đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Trong thời kỳ này, các sắc lệnh ban hành chủ yếu quy định về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hình sự mà ít đề cập đến dân sự. Tuy vậy, trong số những sắc lệnh đƣợc ban hành thời kỳ này đã có một vài sắc lệnh quy định những vấn đề liên quan đến bào chữa viên và sự tham gia của bào chữa viên trong tố tụng trong đó có cả TTDS nhƣ Nghị định số 01/NĐ-VY ngày 12/01/1950 của Bộ Tƣ pháp có quy định điều kiện để làm bào chữa viên là ngƣời có quốc định Việt nam không phân biệt đàn ông hay đàn bà; từ 21 tuổi trở lên; có hạnh kiểm tốt, chƣa can án. Theo Nghị định này, bào chữa viên nhân dân khi tham gia tố tụng có địa vị pháp lý nhƣ luật sƣ.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc đƣợc giải phóng. Tuy vậy, đất nƣớc ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam –Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật khác nhau.

Ở miền Nam, chính quyền ngụy quyền Sài Gòn bên cạnh việc duy trì áp dụng các văn bản pháp luật đƣợc ban hành dƣới thời Pháp thuộc thì cũng đã ban hành

một số văn bản pháp luật quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Trong đó có BLDS và thƣợng sự tố tụng quy định tƣơng đối có hệ thống các vấn đề về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết các VVDS. Bộ luật có nhiều tiến bộ so với các văn bản trƣớc đó, trong đó có ghi nhận về sự tham gia của luật sƣ và những ngƣời khác có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Tuy nhiên, những quy định này còn khá chung, đa số chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của đƣơng sự đƣợc nhờ ngƣời khác bảo vệ trƣớc Tòa án.

Ở miền Bắc, sau đƣợc giải phóng, việc xây dựng pháp luật TTDS cũng đƣợc chú trọng. Ngày 31/12/1958 Quốc Hội thông qua Hiến pháp thứ hai của nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa, trong đó ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo tại Điều 101: “Việc xét xử tại các TAND đều công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định. Quyền bào chữa của bịcáo được đảm bảo”.

Năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất. Nhà nƣớc đã ban hành Hiến pháp năm 1980, tiếp tục khẳng định quyền bào chữa của bị cáo và đƣơng sự, do đó vai trò của Luật sƣđƣợc thành lập để giúp đỡ đƣơng sự về mặt pháp lý. Đây có thể coi là một điểm mốc quan trọng ghi nhận sự khôi phục của tổ chức luật sƣ sau một thời gian dài bị gián đoạn. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức TAND năm 1981 đã quy định: “Các đương sự có quyền nhờ Luật sư bảo vệ quyền lợi của mình” (Điều 9). Quy định này đến năm 1988 trong Luật tổ chức TAND mới đƣợc mở rộng hơn. Ngoài việc đƣơng sự có thể nhờ luật sƣ bảo vệ quyền lợi cho mình còn có quyền tự bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Ngày 31/10/1983 Bộ tƣ pháp ban hành Thông tƣ số 691/QLTP hƣớng dẫn về công tác bào chữa trong toàn quốc. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đã thành lập “Đoàn bào chữa viên nhân dân” và giao cho Sởtƣ pháp quản lý.

Giai đoạn thành lập nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 cho đến khi ban hành PLTCLS năm 1987 là giai đoạn có nhiều biến đổi, thăng trầm nhất trong lịch sử nƣớc ta. Quy định pháp luật về hoạt động của luật sƣ trong TTDS cũng đã

nhiều lần đƣợc sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với những thay đổi của tình hình thực tế. Trong giai đoạn này Nhà nƣớc đã hƣớng đến việc mở rộng tính dân chủ trong tố tụng, phát huy vai trò của luật sƣ trong hoạt động tố tụng tại Tòa án.

Nhìn chung, trong giai đoạn trƣớc năm 1989, chƣa có một quy định cụ thể nào về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Mặc dù đã có một sốquy định về luật sƣ và bào chữa viên nhân dân đƣợc tham gia tố tụng với vai trò là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sựnhƣng địa vị pháp lý của họ chƣa đƣợc quy định một cách cụ thể. Mặt khác, việc thực hiện quyền đƣợc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong các vụ việc vì những lý do khác nhau nên chƣa đƣợc thực hiện tốt trên thực tế. Vì vậy, có thể nói trong thời kỳ này, vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS còn rất mờ nhạt và chƣa đƣợc coi trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)