Khi tham gia tố tụng, các chủ thể đều có vị trí, vai trò nhất định. Chính vị trí, vai trò đó quyết định đến hoạt động của các chủ thể khi tham gia TTDS. Vịtrí đƣợc hiểu là “chỗ xác định dành riêng cho người vào, vật nào đó”, vai trò đƣợc định nghĩa là “tác dụng, chức năng trong hoạt động, sự phát triển của cái gì đó” (Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng). Trong TTDS, sự tham gia của ngƣời bảo vệ đƣơng sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với cảđƣơng sự và Tòa án.
* Đối với đƣơng sự, trƣớc hết phải khẳng định sự tham gia tố tụng của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS là cần thiết, khách quan. Sự tham gia của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS”, một nguyên tắc cơ bản của TTDS. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự đƣợc đƣơng sự yêu cầu tham gia tố tụng với nhiệm vụ bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì vậy, họ có nghĩa vụ phải trợ giúp cho đƣơng sự về mọi mặt trong các vấn đề về pháp luật. Những vấn đề này có thể là ngƣời bảo vệ giải thích cho đƣơng sự về các quyền và nghĩa vụ của mình, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện các yêu cầu, nguyện vọng của đƣơng sự nhằm giúp họ cung cấp thêm những tình tiết có liên quan đến vụ án mà có lợi cho họ, bởi với sự hỗ trợ giúp đỡ của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự, đƣơng sự sẽ bảo vệ hiệu quảhơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các đƣơng sự có cơ hội đƣợc thực hiện đầy đủ các quyền và làm tròn nghĩa vụ trong TTDS, đồng thời đảm bảo cho các chủ thể tham gia tố tụng có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật. Bởi lẽ, khi tham gia tố tụng, không phải đƣơng sự nào cũng có sự am hiểu về pháp luật để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Họ thƣờng gặp khó khăn trong việc nhận thức quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời các quy định của pháp luật cũng khá phức tạp, dẫn đến khi thực hiện các hoạt động tố tụng, đƣơng sự không khỏi gặp phải những rắc rối, khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của mình. Do đó, khi có sự tham gia của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, họ sẽ không chỉ hỗ trợ cho đƣơng sự về mặt nội dung chuyên môn mà còn hỗ trợ về thủ tục tố tụng cho đƣơng sự.
Mặt khác, đối với mỗi ngƣời dân nói chung, việc xác định đúng vị trí, vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS sẽ giúp họ biết đƣợc ngoài cách thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì còn có thể nhờ ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Từ đó, họ biết tìm đến ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khi cần thiết và biết tin tƣởng vào pháp luật và hiệu quả hoạt động của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS.
Với vị trí pháp lý độc lập của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự nhân danh chính mình để tham gia TTDS. Do đó, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự sẽ có các quyền, nghĩa vụ riêng, đƣợc pháp luật quy định cụ thể và tham
gia TTDS trên cơ sở yêu cầu của đƣơng sự. Khi nhận trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự cùng lúc phải đóng hai vai trò, vai trò riêng đối với đƣơng sựvà vai trò đối với nhân dân và Nhà nƣớc. Hai vai trò này của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự không những không mâu thuẫn với nhau mà trái lại còn bổ sung, hỗ trợ tƣơng tác cho nhau. Thứ nhất, muốn bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thì đòi hỏi phải tôn trọng sự thật khách quan và tôn trọng pháp luật. Thứ hai, muốn bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của đƣơng sựtrên cơ sởquy định của pháp luật.
* Đối với Tòa án
Xét dƣới góc độ cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng thì việc đánh giá đúng vị trí, vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự sẽ tạo ra sự phối hợp giữa Tòa án với ngƣời bảo vệ trong việc tìm ra sự thật của vụ việc. Trên thực tế thông qua hoạt động của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sựmà Tòa án đã xác định đƣợc sự thật khách quan, quyết định giải quyết đúng đắn vụ việc. Đồng thời, cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS thì bản thân ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc tôn trọng, đƣợc tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành các hoạt động nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự cũng cần xác định đúng vị trí, vai trò của mình trong TTDS. Bởi vì, khi xác định đúng vị trí, vai trò của mình, họ sẽ tự tin hơn, chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự, biết đƣợc mình phải làm gì và phải làm nhƣ thế nào để có thể hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, có thể thấy TTDS là một quá trình kéo dài với nhiều giai đoạn, mặc dù mỗi giai đoạn vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự tuy có khác biệt nhƣng tựu chung lại, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đƣơng sự vẫn luôn thể hiện đƣợc tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm tính dân chủ, tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử.
“Do có ý nghĩa quan trọng đó nên BLTTDS năm 2015 chỉ quy định một số ngƣời mới đƣợc làm ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự khi có yêu cầu của đƣơng sự và đƣợc Tòa án chấp nhận bằng cách làm thủ tục đăng ký ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự” (Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội).