Giai đoạn trước 1945

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 34 - 36)

Dƣới chế độ phong kiến, nhìn chung pháp luật chƣa phát triển và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng nho giáo Trung Hoa. Trong thời kỳ này, pháp luật chƣa có sự phân biệt rõ các quy định về hành chính, dân sự, hình sự và tố tụng. Theo hệ tƣ tƣởng phƣơng Đông coi các bậc vua chúa là kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự công

bằng quyền bào chữa ở nƣớc ta đã đƣợc ghi nhận chính thức trong Lê triều Hình luật của thời nhà Lê (1470-1497). Qua những dữ liệu lịch sử thì chúng ta có thể thấy, việc xét xử do vua quan phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của luật sƣ hay ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nào khác của đƣơng sự. Bởi dƣới chế độ quân chủ chuyên chế trung ƣơng tập quyền thời phong kiến thì nhà vua là ngƣời nắm mọi quyền lực trong tay và coi mình là ngƣời bảo vệ cho sự công bằng trong xã hội. Ý chí của vua là cao nhất và cũng chính là luật pháp vì vậy quan niệm của ngƣời dân về việc đƣợc ngƣời khác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp rất ít đƣợc chú trọng.

Kể từ khi thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thì vai trò của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại các TAND mới thực sự đƣợc ngƣời dân Việt Nam biết đến sau khi Toàn quyền Pháp kí sắc lệnh thành lập Đoàn Luật sƣ tại Sài Gòn và Hà Nội năm 1884. Với Sắc lệnh Tổ chức luật sƣ ngày 25 tháng 5 năm 1930, thực dân Pháp tổ chức Hội đồng luật sƣ ở Hà Nội và Sài Gòn cho phép ngƣời Việt Nam tham gia biện hộ với điều kiện họ tốt nghiệp đại học luật khoa và phải tập sự trong một số văn phòng biện hộ của một luật sƣ thực thụ với thời gian là 5 năm. Quy chế xét tập sự thời đó cũng tƣơng đối nghiêm ngặt. Luật sƣ tập sự phải trải qua các kỳ sát hạch và đƣợc Hội đồng luật sƣ công nhận thì mới trở thành luật sƣ chính thức, có quyền mởvăn phòng riêng.

Nhìn chung, trong thời kì Pháp thuộc, không có quy định cụ thể về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự mà hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự do Luật sƣ thực hiện theo quy định pháp luật Pháp đặt ra. Luật sƣ còn là khái niệm mới mẻ, nó bắt đầu đƣợc “manh nha” từ trong thời kỳ thuộc địa, gắn liền với hoạt động của Tòa án thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy nhiên, quy định này chỉ là công cụ phục vụ cho bộ máy Nhà nƣớc thực dân và Luật sƣ cũng chỉ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đƣơng sự chủ yếu trong các vụ án hình sự, sự tham gia của luật sƣ trong các vụ án dân sự là hầu nhƣ không có.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 34 - 36)