Quyền con ngƣời, quyền công dân là những giá trị thiêng liêng mà mọi cá nhân trên thế giới có quyền đƣợc hƣởng, đƣợc cộng đồng thế giới thừa nhận và bảo vệ, trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948 khẳng định: “Mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng”, hay trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Tất cả mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đƣợc; trong những quyền ấy có quyền
đƣợc sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc”.
Dù pháp luật có hoàn thiện đến đâu nhƣng nếu cơ chế thực thi pháp luật không hiệu quả thì cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân của các đƣơng sự. Khi con ngƣời thực hiện các quyền dân sự của mình thì
cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, tôn trọng và không đƣợc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Đồng thời, những chủ thể khác phải tôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Sự tôn trọng quyền bảo vệ là bảo đảm đầu tiên của các quyền tự do cá nhân. Việc đảm bảo quyền bảo vệ của
pháp của đƣơng sự.
Pháp luật về dân sự và pháp luật TTDS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu pháp luật dân sự chứa đựng những nội dung cơ bản các quy định về dân sự (tài sản và nhân thân) thì pháp luật TTDS ghi nhận những cách thức giải quyết khi phát sinh các tranh chấp hay có yêu cầu giải quyết các vấn đề đƣợc quy định trong pháp luật dân sự. Bởi lẽ, trên thực tế vì quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự của mình mà
ngƣời này có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác hoặc dẫn
đến tranh chấp. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự của mình trƣớc sự xâm hại của ngƣời khác thì con ngƣời cần phải đƣợc thực hiện các phƣơng
thức khác nhau để bảo vệ các quyền dân sự. Điều này chỉ có thể đƣợc thực hiện khi
nhà nƣớc trao cho con ngƣời những phƣơng tiện cần thiết để bảo vệ các quyền dân sự và thiết lập những cơ chế để giải quyết tranh chấp, yêu cầu dân sự. Trình tự, thủ
tục giải quyết các vấn đề đó cũng phải đƣợc luật hóa và quy định một cách có hệ
thống, có cơ sở thì mới bảo vệ đƣợc tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Một trong những phƣơng thức này là quy định trong pháp luật TTDS các quyền tố
tụng của các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật TTDS. Tuy nhiên, không phải đƣơng sự nào cũng tự mình bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích của mình mà nhiều khi cần có sự hỗ trợ từ ngƣời khác tham gia TTDS để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Theo đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
bị xâm phạm thì họ có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sƣ hay ngƣời khác có đủđiều kiện theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp cho VVDS đƣợc giải quyết một cách khách quan, công tâm hơn và giúp cho mọi
ngƣời nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn.
Hơn nữa, yêu cầu về việc cần thiết có ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lại xuất phát từ chính phƣơng thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp có nhiều ƣu điểm, nhất là khi yêu cầu khởi kiện tại Tòa án. Bởi lẽ, Tòa án là cơ
quan xét xử, có quyền lực, biện pháp buộc ngƣời vi phạm chấm dứt các hành vi trái pháp luật và khắc phục hậu quả do ngƣời vi phạm gây ra. Các phán quyết của Tòa
án đƣợc bảo đảm bằng biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc nên có tác dụng bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục TTDS lại là những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự hiểu biết pháp luật. Vì vậy, việc pháp luật quy định ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là những ngƣời
có trình độ, hiểu biết về pháp luật sẽ có tác dụng hạn chế những vi phạm pháp luật có thể xảy ra xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, từ đó góp phần
đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Họ là
ngƣời giúp đỡ đƣơng sự về mặt pháp lý đồng thời tham gia tranh tụng để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có vị trí độc lập với đƣơng sự chứ không bị ràng buộc bởi các quyền
và nghĩa vụ của đƣơng sự nhƣ ngƣời đại diện. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự thông thƣờng là Luật sƣ hoặc những ngƣời có kiến thức, am hiểu về mặt pháp luật.
1.2.2. Xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự