Hỗ trợ tâm lý, tư vấn thay đổi nhận thức

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 74 - 75)

V. SA SúT TRí TUỆ ở NGƯờI LỚN TUổI

5. Hỗ trợ tâm lý, tư vấn thay đổi nhận thức

Sự cần thiết của hỗ trợ tâm lý

Người rơi vào tình trạng bị rỗi loạn tâm thần luôn cần đến sự hỗ trợ về tâm lý. Thông qua tư vấn tham vấn, nhân viên CTXH sẽ thay đổi được tình trạng tâm lý tiêu cực cho họ. Ngoài ra, việc hỗ trợ tâm lý không chỉ cho người bệnh mà còn phải hỗ trợ cho gia đình người bệnh vì gia đình thường hay trở nên rối loạn khi có một thành viên gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh liên quan tới tâm thần. Tình trạng rối loạn này càng gia tăng, suy nghĩ của họ trở nên tiêu cực khi họ suy ngẫm về những sự kiện đã và đang xảy ra với mình và gia đình. Họ có thể trở nên xa lánh hằn học lẫn nhau hoặc càng có niềm tin sai lệch với những gì đang diễn ra trong thực tế, dẫn đến buông xuôi, thờ ơ hoặc liều mạng…Tình trạng này cần được nhân viên CTXH tham vấn kịp thời. Việc tham vấn, tư vấn sẽ giúp giải tỏa được các lo lắng, căng thẳng, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh cũng như các vấn đề mà gia đình họ đang phải đối đầu. Như vậy, tham vấn, tư vấn nhằm mục đích chữa trị nhưng đồng thời cũng để can thiệp phòng ngừa.

Các hoạt động hỗ trợ tâm lý

Tư vấn : Nhân viên CTXH cung cấp các thông tin về nguyên nhân, các dấu hiệu triệu chứng, các cách thức phòng và chữa trị ở mức độ sơ cấp cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân về chứng bệnh rối loạn tâm thần mà họ đang gặp phải, trả lời các thắc mắc của bệnh nhân và gia đình trong khả năng của mình; cung cấp các địa chỉ các cơ sơ y tế và các lĩnh vực khác có liên quan tới việc giải quyết vấn đề của bệnh nhân.

Tham vấn: Sử dụng các kỹ năng lắng nghe, khích lệ, đặt câu hỏi, tóm tắt phản hồi để giúp bệnh nhân và gia đình họ chia sẻ mối quan tâm, sự lo lắng băn khoăn, qua đó giúp giải tỏa được các lo lắng bức xức. Nhân viên CTXH có thể sử dụng liệu pháp hợp lý thông qua việc cung cấp các kiến thức về các chứng bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần, giúp người bệnh và gia đình người bệnh thay đổi cách nghĩ, hiểu rằng họ đang bị một chứng bệnh (nghiện, hoặc hoang tưởng) và cần thiết phải chữa trị.

Can thiệp khủng hoảng: Có những bệnh nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng cần được sự can thiệp kịp thời. Nhân viên CTXH không nhất thiết phải là người thực hiện can thiệp trực tiếp trong toàn bộ tiến trình này nhưng sẽ có các hoạt động can thiệp cần thiết để giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại tới bản thân người bệnh hoặc những người khác. Sau đó, nhân viên CTXH sẽ là người chuyển gửi bệnh nhân tới các cơ sở và nhà chuyên môn có đủ trình độ chuyên môn để can thiệp, điều trị. Nhân viên CTXH sẽ duy trì công việc theo dõi giám sát sự thay đổi tích cực của bệnh nhân để kịp thời có các hỗ trợ phù hợp và ghi chép hồ sơ quản lý.

Lưu ý:

Ÿ Thiết lập mối quan hệ tích cực với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

Ÿ Thực hành tốt các kỹ năng giao tiếp.

Lưu ý:

Ÿ Đề cao và khích lệ sự tham gia của gia đình người bệnh vào giải quyết vấn đề kinh tế để đảm bảo sự thay đổi bền vững.

Ÿ Đảm bảo an toàn trong cung cấp dịch vụ (chỉ dẫn ở mục sau)

Một khía cạnh khá quan trọng đó là nhân viên CTXH tham vấn giúp cho người bệnh và thân nhân họ về các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xử lý stress, kỹ năng tự tin, quyết đoán…. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với họ bởi chúng có thể giúp cho họ nâng cao năng lực sống độc lập, cải thiện sự tương tác xã hội và dần cải thiện tình trạng bệnh của mình. Điều này rất có lợi cho sự phục hồi chức năng xã hội và hòa nhập của người có vấn đề về tâm thần trong môi trường gia đình và cộng đồng của họ.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)