Phát hiện sớm

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 60 - 62)

V. SA SúT TRí TUỆ ở NGƯờI LỚN TUổI

1. Phát hiện sớm

Ý nghĩa của phát hiện sớm:

Phát hiện sớm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân người bệnh, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Đối với cá nhân người bệnh:

- Giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, bị tàn tật, trở thành mãn tính. - Giảm chi phí cho chữa trị

- Khả năng phục hồi tăng

NỘI DUNG CAN THIỆp CủA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG

BÀI

3 Đối với gia đình người bệnh:

- Giảm tốn kém về tiền của

- Không mất nguồn lực lao động cho việc chăm sóc thành viên gia đình bị bệnh

- Tránh được các vấn đề liên quan tới kỳ thị làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội khác

Đối với cộng đồng, xã hội

- Giảm chi phí cho chăm sóc y tế - Đảm bảo an toàn xã hội

Mạng lưới trong phát hiện sớm người có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Để có thể phát hiện sớm các trường hợp có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng, nhân viên CTXH cần có sự hỗ trợ của các thành viên trong cộng đồng, các tổ chức đoàn thể và các cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan. Chính vì vậy, nhân viên CTXH cần xây dựng mạng lưới những với những thành viên này để hỗ trợ phát hiện ra những trường hợp cá nhân có dấu hiệu bệnh.

Dưới đây là sơ đồ mạng lưới các thành viên

Các tổ chức, đoàn thể Cán bộ y tế Người dân trong cộng đồng Các tình nguyện viên

Nhà trường Công an khu vực

Các tổ chức, cá nhân khác trong cộng đồng... Các gia đình Cán bộ công tác xã hội

Phương pháp phát hiện sớm:

- Giới thiệu cho các dân cư, gia đình trong cộng đồng những kiến thức về các dấu hiệu của bệnh tâm thần qua các hình thức như trong các buổi họp cộng đồng, phát thanh, tờ rơi… để giúp mọi người có thể phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ (ví dụ trầm cảm, trầm cảm sau sinh…).

- Tiếp cận và theo dõi các trường hợp vừa trải qua các sự kiện gây sang chấn do thảm họa, thiên tai, do mất mát hay tổn thất về người và của.

- Quan tâm tới các gia đình thường có các vấn đề xung đột, bạo lực trong gia đình. Thăm hỏi thường xuyên tới các gia đình.

- Phối hợp với nhà trường để cùng phát hiện những trường hợp học sinh có dấu hiệu bất thường. - Phối hợp với cán bộ y tế để nắm bắt tình trạng sức khỏe của các gia đình trong cộng đồng, phát

hiện sớm những trường hợp cơ nguy cơ về vấn đề sức khỏe tâm thần (những gia đình có phụ nữ, mang thai, gia đình thường xuyên có bạo lực, gia đình có người đã mắc bệnh tâm thần…).

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)