Các dấu hiệu của trầm cảm

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 29 - 30)

I. TRẦM CẢM

3. Các dấu hiệu của trầm cảm

- Cảm giác buồn hầu như suốt cả ngày với cường độ thay đổi trong ngày. Nỗi buồn kéo dài ít nhất 2 tuần.

- Giảm hứng thú trong các hoạt động hàng ngày

- Giảm sự ngon miệng làm cho sụt cân. Một số người có thể ăn nhiều hơn so với bình thường. - Giảm hứng thú về tình dục

- Giảm năng lượng

- Ngủ kém, mặc dù cảm thấy mệt mỏi. Một số người có thể ngủ nhiều hơn bình thường.

- Suy nghĩ chậm với độ tập trung kém, dẫn đến khó khăn trong việc đưa ra quyết định hay lập kế hoạch.

- Lời nói và vận động chậm chạp

- Sợ gặp gỡ người khác dẫn đến thu mình trong các mối quan hệ xã hội - Giảm hy vọng về tương lai, thậm chí tuyệt vọng

- Thường xuyên có những ý nghĩ không hài lòng, đặc biệt là có những ý nghĩ có lỗi, nghĩ rằng mình là người tồi tệ hay không giá trị, nghĩ rằng mình không bằng người khác (tự đánh giá thấp bản thân)

- Nghĩ rằng mình không nên sống nữa thì tốt hơn, có thể có kế hoạch tự sát.

Không phải tất cả bệnh nhân trầm cảm đều có tất cả các triệu chứng trên, và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Phần lớn những người này thường không than phiền về các triệu chứng cảm xúc hoặc tư duy như vấn đề chính của họ mà than phiền về các triệu chứng cơ thể và hành vi. Điều này có rất nhiều lý do. Ví dụ, họ có thể cảm thấy rằng các triệu chứng tâm lý sẽ dẫn đến việc họ bị gán là bị “tâm thần”.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)