Đặc điểm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản

Một phần của tài liệu ab8ec566-67b3-4dba-b4c7-97b5e75ab7a0 (Trang 57 - 62)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Đặc điểm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản

tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn.

2.2.1. Đặc điểm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty. giá thành sản phẩm tại Công ty.

Quy trình công nghệ sản xuất gạch được thể hiện qua sơ đồ 2.3

Bãi ủ nguyên liệu

Máy CL Thùng

Băng tải số 2

Băng tải số 1 Máy cán thô Máy cán mịn

Máy nhào lọc lưới

Nhào đùn liên hợp Máy cắt gạch Băng tải gạch Phơi kiêu đảo

Sấy nung Tuynel

Ra lò, phân loại Bãi thành phẩm

Máy cấp liệu phụ

Băng tải số 3

Điện, than

Quy trình công nghệ sản xuất gạch được chia thành hai khâu: khâu chế biến tạo hình và khâu sấy nung.

- Khâu chế biến tạo hình: Đất khai thác được đưa vào kho và ngâm ủ phong hoá trước khi đưa vào máy cấp liệu thùng. Sau đó, đất và than được pha theo một tỷ lệ nhất định rồi được đưa qua các máy: Từ máy cán thô đến máy nhào lọc lưới, máy cán mịn, máy nhào đùn liên hợp rồi chuyển sang máy cắt gạch tự động và cho ra sản phẩm dở là gạch mộc. Gạch mộc được chuyển sang cho bộ phận phơi đảo. Sau khi gạch đã khô thì được chuyển lên các xe goòng đưa vào lò.

- Khâu sấy nung: Gạch mộc khô đã được xếp lên các xe goòng sẽ được tiến hành đưa qua hầm sấy và sau đó đi qua zone nung trong một thời gian nhất định. Gạch ra lò là gạch chín được phân chia thành các thứ hạng phẩm cấp (loại 1, loại 2, loại 3) dựa theo vị trí khối xếp, màu sắc bên ngoài. Sau đó, được ban nghiệm thu sản phẩm nhập kho căn cứ vào kết quả nghiệm thu làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất gạch như trên. Việc tổ chức tại phân xưởng sản xuất lại được chia ra thành các tổ sản xuất riêng biệt được thể hiện qua sơ đồ 2.4.

Phân xưởng sản xuất

Tổ

máy ủi Tổ chếbiến tạo hình Tổ phơi kiêu đảo Tổ xếp goòng Tổ chế than Tổ cơ khí Tổ sấy nung Tuynen Tổ ra lò bốcTổ xếp Tổ vệ sinh công nghiệp

2.2.1.2 Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất là một bộ phận được tính vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Do đó quản lý chi phí sản xuất là yêu cầu được đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý Công ty để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xuất phát từ vai trò cũng như nhu cầu quản lý và hạch toán, công ty đã phân loại chi phí sản xuất nhằm xác định và quản lý chi phí sản xuất của mình, đồng thời để đáp ứng yêu cầu quản lý và công tác phân tích chi phí giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty được phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất và khoản mục giá thành sản phẩm và chi phí được tập hợp theo phân xưởng sản xuất sản xuất chia thành các tổ tạo hình,tổ phơi kiêu đảo, tổ xếp gòong, tổ ra lò … bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà Công ty đã bỏ ra như: các khoản chi phí về NVL, CCDC, tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm theo các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu này được xuất từ kho ra để sử dụng hoặc được mua về đưa vào sử dụng ngay. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm như:

+ Nguyên vật liệu chính: Đất nguyên liệu, phụ gia (nếu có). + Nguyên vật liệu phụ: Than nguyên liệu…

+ Nhiên liệu: Than đốt cám 5, dầu Diezel.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả có tính chất là hao phí lao động cho SXKD của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng có tính chất lương, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của

công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Trong công ty công nhân trực tiếp sản xuất là những người lao động tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất sản phẩm, từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu cuối cùng là bốc xếp sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn. Bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng là các khoản chi phí tiền lương, và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của quản lý phân xưởng và lao động gián tiếp ở phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu gồm: Chi phí về nhiên liệu văn phòng phẩm…

+ Chi phí dụng cụ SX: Cuốc, xẻng, thùng đựng nguyên liệu, khuôn, phụ tùng điện, phụ tùng cơ khí, bảo trì máy móc thiết bị, các chi phí bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, mũ bảo hiểm…).

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm các khoản chi phí khấu hao dây chuyền SX, máy móc thiết bị, nhà xưởng, hệ thống kho, điện, nước… thuộc phân xưởng sản xuất.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại…

+ Chi phí bằng tiền khác như chi phí thuốc men, khám chữa bệnh cho nhân viên SX, chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài yếu tố trên.

Như vậy Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Việc phân loại chi phí như trên phù hợp với việc phân loại chi phí của kế toán tài chính, thuận tiện cho việc vận dụng các tài khoản chi phí sản xuất để thực hiện tính giá thành trong công tác kế toán giá thành sản phẩm theo quy định của kế toán tài chính. Tuy nhiên Công ty chỉ dừng lại ở cách phân loại chi phí theo yếu tố chi phí và mục đích, công dụng của chi phí mà chưa có sự phân loại chi phí theo các cách khác nhằm phục vụ cho công tác kế toán quản trị.

Một phần của tài liệu ab8ec566-67b3-4dba-b4c7-97b5e75ab7a0 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w