Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu CT02017_LeThiOanhCT2 (Trang 110 - 111)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.5. Đối với giáo viên

Là chìa khóa dẫn đến tính bền vững của mô hình này. Mỗi trẻ em đều có những khả năng và có những khó khăn khác nhau về nhận thức, hành vi, kỹ năng, thiên hướng để đáp ứng điều kiện cho trẻ phát triển tối đa những khả năng dựa vào những kinh nghiệm vốn có của mình, giáo viên cần điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Do có những năng lực và nhu cầu khác nhau, giáo viên cũng cần xác định các mục tiêu giáo dục cụ thể cho mỗi trẻ RLPTK. Điều chỉnh sẽ giúp trẻ có hứng thú học tập có hiệu quả trên cơ sở sử dụng tối đa các kiến thức và kỹ năng hiện có để lĩnh hội những tri thức và kỹ năng mới; nâng cao tính tương hợp giữa cách học của trẻ và phương pháp giảng dạy của giáo viên; bù trừ về những lệch lạc về tinh thần, về cảm giác và hành vi. Thông qua ra một số phương pháp có thể nghiên cứu áp dụng, điều chỉnh: phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lặp giáo án, phương pháp thay thế bằng các hình thức điều chỉnh: thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, hình thức giảng dạy của giáo viên, thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên, thay đổi hình thức đánh giá, thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập, thay đổi nội dung và yêu cầu.

Các giáo viên hỗ trợ cần chủ động triển khai xác định trẻ RLPTK nhằm đánh giá nhu cầu, nâng cao nhận thức về quyền của trẻ RLPTK, tham gia tập huấn bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn dạy hòa nhập, tập huấn cán bộ quản lý về công tác quản lý triển khai GDHN

GDHN cần thông qua phát triển và tăng cường liên kết mạng lưới các tổ chức của người khuyết tật và vì trẻRLPTK, cần chủ động học tập, trao đổi, tiếp thu, tích cực nghiên cứu mô hình GDHN cho trẻ RLPTK đã được ứng dụng vào các đơn vị khác, khu vực khác thậm chí là của nước ngoài.

GDHN cần sự đóng góp của rất nhiều bên liên quan, đây không chỉ là trách nhiệm riêng của GVHT mà là trách nhiệm chung của đội ngũ giáo viên của nhà trường, các cấp, phòng ban nhà trường. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các giáo viên và các bên liên quan là sự cần thiếp để đảm bảo sự thi hành có hiệu quả.

Nhiều nhà giáo đã nghĩ ra nhiều cách mới lạ và hiệu quả trong giáo dục hòa nhập. Nếu họ được tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm và những thực tiễn đã có, chúng ta sẽ thấy được những bước tiến lớn trong công cuộc đưa giáo dục hòa nhập vào hệ thống giáo dục.

Một phần của tài liệu CT02017_LeThiOanhCT2 (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w