5. Phương pháp nghiên cứu
1.1.5. Khái niệm trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
Cuốn sổ tay phân loại và chuẩn đoán các rối loạn tâm thần, phiên bản IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – DSM-IV) [36] nêu:
A. Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của nhóm (1), (2) và (3), trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3).
(1). Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
a. Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sự liên hệ mang tính chất xã hội.
b. Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn đồng trang lứa phù hợp với mức độ phát triển.
c. Thiếu sự đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, các mối quan tâm hay các thành tích đạt được với người khác (ví dụ như không bao giờ mang hay chỉ cho người khác xem thứ mình thích).
d. Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội.
(2). Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ít nhất một trong số những biểu hiện sau:
a. Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không có ham muốn bù đắp lại hạn chế này bằng các giao tiếp khác).
b. Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy trì hội thoại.
c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường.
d. Thiếu những trò chơi đóng vai đa dạng, tự phát và bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độphát triển.
(3) Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và những hoạt động lặp lại và rập khuôn thể hiện ít nhất một trong các biểu hiện sau:
chất rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.
b. Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng.
c. Những biểu hiện hành động mang tính lặp lại hoặc rập khuôn máy moc(ví dụ gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp), đi trên các đầu ngón chân.
d. Bận tâm dai dẳng với các bộ phận cơ thể.
B. Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu tuổi lên 3: (1) – Tương tác xã hội, (2) – Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp xã hội, (3) – Chơi/ hoạt động mang tính biểu tượng tưởng tượng.
C. Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay rối loạn bất hòa tuổi ấu thơ.
Từnhững dấu hiệu trên có thểhiểu: Trẻ mắc hội chứng RLPTK là những
người dưới 16 tuổi có các dấu hiệu, rối loạn bất thường về hành vi, gây khó khăn trong phát triển về nhận thức, tư duy, giao tiếp, kỹ năng xã hội.