5. Phương pháp nghiên cứu
1.1.4. Khái niệm hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
Thái độ giao tiếp của trẻ bị RLPTK có thể khác biệt từ hoàn toàn hờ hững với người khác, đến muốn tham gia nhưng không biết làm cách nào, hoặc “thân thiện thái quá”. Một số người sẽ đáp ứng khi được giao tiếp nhưng họ không tựkhởi động sự tương tác với người khác, nổ lực tương tác của họ
có thể thấy kỳ lạ, lặp đi lặp lại hoặc bất thường. Họ có thể bị kém kỹ năng giao tiếp và thường gặp khó khăn trong việc kết bạn và gia nhập cuộc chơi, và họ không nhận thức được cảm xúc của người khác.
Trở ngại khi truyền đạt bằng lời nói hoặc truyền đạt không dùng lời nói là một đặc tính khác thường của trẻ RLPTK. Một số trẻ bị RLPTK có thể hoàn toàn không nói, một số khác có thể nói được chút ít hoặc nhại lời người khác. Một số trẻ bị RLPTK có thể có vốn từ nhiều nhưng lại gặp khó khăn khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều trẻ biểu lộ sự rối loạn hoặc bất thường trong cách nói chuyện, hoặc nói quá nhiều về một đề tài. Các chỉ dẫn phức tạp, chuyện nói đùa, lời châm biếm hoặc và các tình huống xúc động có thể là những điều mà trẻ RLPTK khó hiểu được. Trẻ bị RLPTK có thể chơi đồ chơi và các vật khác một cách lạ lùng, trẻ bị hội chứng RLPTK gặp trở ngại trong việc chơi các trò chơi một cách sáng tạo và tham gia các trò chơi giả vờ với người khác. Trẻ còn có thể tạo ra những thói quen nhằm giúp trẻ chống đối với môi trường gây rối cho trẻ. Trẻcó thểtrởnên say mê quá độ với đồ vật, nơi chốn hoặc đề tài nào đó, trẻ có thể quen có những cử động thân thể, lặp lại như phẩy tay, đi bằng đầu ngón chân.
Như vậy có thể hiểu: Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder(ASD)) là một tên gọi để mô tả một nhóm các hội chứng rối loạn thâm nhập vào toàn bộ sự phát triển (pervasive developmental disorders) với khiếm khuyết chủ yếu trong các lĩnh vực quan hệgiao tiếp, truyền đạt, trí tưởng tượng/tính linh hoạt của khả năng suy nghĩ, khả năng sinh hoạt và niềm vui thích hạn hẹp.