- Khi đường dây có treo dây chống sét, thì chủ yếu sét đánh vào dây chống sét. Ngoài ra còn một số lần rất ít sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn.
+ Sét đánh vào đỉnh cột hoặc khu vực gần đỉnh cột. + Sét đánh vào khoảng vượt.
Trong trường hợp đầu, cách điện đường dây nằm trong vùng có điện từ trường mạnh của khe phóng điện sét và đi qua cách điện là toàn bộ dòng điện sét.
Còn trường hợp sau do cách điện ở xa nên không xét đến ảnh hưởng của điện từ trường đồng thời trị số dòng điện sét cũng giảm thấp ( bằng 1/2 so với khi sét đánh vào đỉnh cột) và phải chia làm hai phần gần như đều nhau đi vào các cột điện lân cận.
Tổng số lần sét đánh trên đường dây:
N = (0,6 – 0,9).h.10-3.L.nngs
Với: L – chiều dài đường dây tính toán L = 100 km
nngs – số ngày giông sét trong một năm tại vùng khảo sát là nngs =100 ngày h – độ treo cao trung bình của dây chống sét
Vậy ta có:
N = (0,6÷0,9).24,133.10-3.100.100 = (145÷217) lần/năm.100km
Số lần sét đánh vào đường dây được phân bố như sau:
N = NC + Nα + NKV
Trong đó: NC – số lần sét đánh vào đỉnh cột và khu vực gần đỉnh cột
Nα – số lần sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn
NKV – số lần sét đánh vào khoảng vượt + Số lần sét đánh vào đỉnh cột và khu vực gần đỉnh cột:
NC = N/2 = 217/2 = 108 lần/năm.100 km
+ Số lần sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn:
Nα = N.υα
Với υα là xác suất sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn. C . h lg 4 90 α α υ = −
Trong đó:α – góc bảo vệ lớn nhất của dây chống sét ứng với pha A: α = 25o hC – chiều cao của cột điện hC = 26,8 m
Vậy: lg 25. 26,8 4 2,562 90
α
υ = − = −
υα = 2,74.10-3
Thay vào ta được:
Nα = 217.2,74.10-3 = 0,595 lần/năm.100 km
+ Số lần sét đánh vào khoảng vượt:
NKV = N – NC - Nα ≈ N/2 = 108lần/năm.100km