Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng phương pháp giảng dạy môn điện tử công suất hiệu quả (Trang 75)

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin qua các hoạt động sau:

- Dự giờ lớp học (cả lớp thực nghiệm và đối chứng)

- Quan sát và nghi nhận thông tin phản hồi của giáo viên, sinh viên ( về mặt: sự hứng thú, tập trung, không khí lớp học, các ý kiến tham gia bài và các ý kiến sau giờ học....)

- Tiến hành kiểm tra kết thúc buổi thực nghiệm ( cùng một đề cho cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng)

- Xử lý kết quả thực nghiệm. Đánh giá định tính

Qua các hoạt động thu thập và xử lý thông tin trong quá trình thực nghiệm sư phạm về mặt định tính có thể đưa ra một số nhận định sơ bộ như sau:

- Chương trình mô phỏng đều thể được chức năng và nội dung đúng với mục tiêu đã đặt ra.

- Nội dung mô phỏng được liên kết chặt chẽ với nội dung bài .

- Việc thao tác trên PMMP để khảo sát đối tượng trực quan và thuận tiện - Qua bài mô phỏng sinh viên đễ dàng tư duy hơn.

- Giáo viên tham gia đều hứng thú trong việc truyền đạt và làm chủ được nội dung bài.

65

Trong thực nghiệm sư phạm có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, một trong số đó là việc kiểm tra với cùng một nội dung đề cho cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Đề kiểm tra. (Phụ lục )

Qua bài kiểm tra ta đáng giá định lượng qua phương pháp thống kê. - Lớp đối chứng SV làm bài kiểm tra có kết quả như sau:

Điểm Yếu Kém Trung bình Khá Giỏi Phần trăm % 10 30 30 25 5

- Lớp thực nghiệm SV làm bài kiểm tra có kết quả như sau:

Điểm Yếu Kém Trung bình Khá Giỏi Phần trăm % 5 10 35 40 10

Bảng 3.1: Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 3.5 Kết quả nhận đƣợc qua phƣơng pháp chuyên gia

3.5.1 Mục đích

Cùng với phương pháp thực nghiệp sư phạm, để khẳng định các giả thuyết khoa học và đánh giá tình khả thi, hiệu quả của đề tài tác giả áp dụng phương pháp chuyên gia. % 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Yếu Kém TB Khá Giỏi Đối chứng Thực nghiệm Xếp loại

66

3.5.2 Đối tƣợng xin ý kiến chuyên gia

Để đảm bảo các yêu cầu mà đề tài đặt ra chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia:

- Nhà khoa học có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và dạy học.

- Các kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực trang bị điện – điện tử

- Các giáo viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành trang bị điện – điện tử.

3.5.3 Nội dung và phƣơng pháp tiến hành

Quá trình lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành qua các hội giảng thương xuyên của khoa Điện, các hội nghị khoa học, hội nghị bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn nghiệp vự sư phạm tại trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên

Tham khảo ý kiến chuyên gia (30 người). Kết quả được đánh giá thông qua tổng hợp và phân tích theo phiếu điều tra “Phiếu điều tra đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong giảng dạy môn Điện tử công suất”

3.5.4 Đánh giá kết quả

3.5.4.1 Định tính

Các ý kiến chuyên gia qua trao đổi trực tiếp và phiếu điều tra nhìn chung đều thống nhất một số nhận định sau:

- Việc áp dụng phương pháp mô phỏng và giảng dạy là một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học và ướng dụng công nghệ thông tin và dạy học.

- Với thực trạng dạy học chuyên ngành hiện nay thì áp dụng mô phỏng trong giảng giạng là khả thi.

- Dạy học bằng phương pháp mô phỏng thông qua máy tính sẽ tiết kiệm thời gian, trang thiết bị, tăng tính trực quan và hiệu quả trong đào tạo,

67

- Áp dụng phương pháp mô phỏng còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy kỹ thuật của sinh viên.

- Nên nghiên cứu và áp dụng rỗng rãi một cách hợp lý

3.5.4.2 Định lƣợng.

- Khả năng áp dụng mô phỏng trong dạy học ngành trang bị điện – điện tử là khả thi 94% đồng ý,6% không đồng ý.

- Mô phỏng trong dạy học chuyên ngành là rất cần thiết 67%, tương đối cần thiết 19%, ý kiến khác 14%

- Nội dung mô phỏng đảm bảo tính khoa học và phù hợp với nội dung dạy học: 80% đồng ý, 20% khống có ý kiến.

- Phần mềm mô phỏng dễ sử dụng: 95% đồng ý, 5 % không đồng ý.

- Sử dụng mô phỏng kích thích sinh viên học tập: 89 % đồng ý, 3% không đồng ý, 8% không có ý kiến.

- Có tính trực quan cao 100% đồng ý

- Phát triển tư duy kỹ thuật của sinh viên: 80% đồng ý, 20 % không có ý kiến.

- Áp dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học chuyên ngành đảm bảo tính kinh tế trong đào tạo: 80% đồng ý, 5 % không có ý kiến, 15% không đồng ý. Qua các ý kiến nhận định, đánh gia trên có thể thấy rằng việc áp dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học chuyên ngành có nhiều ưu điểm, tính khả thi cao, việc áp dụng hợp lý sẽ phát huy tính tích cực, kích thích khả năng nghiên cứu và khả năng phát triển tư duy kỹ thuật, tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.

68

Kết luận chƣơng 3:

Chương 3 đã giới thiệu chi tiết PMMP Psim 9.3, các bước xây dựng các phần tử cũng như sơ đồ mạch điện tử công suất được mô phỏng; đưa các tham số của các phần tử trong hệ thống; chạy mô phỏng và khai thác kết quả nhận được.

Qua ba ví dụ sử dụng phần mềm cho chúng ta thấy phần mềm này có thể đáp ứng được cho việc giảng dạy hầu hết các bài học trong modu điện tử công suất.

Nhờ PSim việc thay đổi sơ đồ mạch đơn giản cho chúng ta kết quả mô phỏng nhanh, chính xác làm cho việc giảng dạy của giáo viên sinh động và đa dạng theo mục đích của từng môn học sau những kiến thức cơ bản đã được truyền tải cho sinh viên.

Trong quá trình giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá giữa kỳ cũng như cuối kỳ của từng môn học trong module, giáo viên có thể giao bài tập cho lớp học với mỗi sinh viên là một sơ đồ với các số liệu khác nhau, nhằm tránh việc sao chép cũng như đánh giá kết quả được khách quan, chính xác. Giáo viên dễ dàng kiểm tra kết quả trên phần mềm.

Sử dụng PSim, giáo viên có điều kiện cho sinh viên làm nghiên cứu hoặc thực tập trên phần mềm sau từng môn học của module hoặc thực tập tốt nghiệp. Tạo niềm say mê học tập và nghiên cứu trong sinh viên

69

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Do điều kiện thời gian hạn chế, nội dung môn học và PMMP PSim chưa được áp dụng vào thực tế giảng dạy tại trường CĐ công nghiệp Phúc Yên. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, luận văn “Nghiên cứu sử dụng phần mềm chuyên dụng trong giảng dạy môn Điện tử công suất tại

trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên” là một luận văn có tính thực tiễn cao và

cơ sở khoa học thực tiễn:

- Luận văn đã ch rõ vai trò của đổi mới nội dung chương trình dạy học trong điều kiện hiện đại phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay từ đó thấy rằng sử dụng PMMP trong dạy học là sự phát triển tất yếu, là yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng ĐT.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả nghiên cứu và đánh giá về thực trạng ĐT của môn học ĐTCS tại trường CĐ công nghiệp Phúc Yên, đánh giá được đặc điểm, yêu cầu, các mặt hạn chế và đưa ra các hướng giải quyết.

- Tiến hành cấu trúc lại môn học ĐTCS theo hướng bám sát mục tiêu ĐT gắn liền với thực tiễn sản xuất trong hệ thống điện và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Tác giả đã khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và khả năng áp dụng các bài học theo môn học ĐTCS mới ở trường CĐ công nghiệp Phúc Yên. Kết quả cho thấy sự đồng thuận cao về tính cần thiết và khả năng áp dụng các bài học theo môn học ĐTCS mới mà tác giả đã xây dựng.

- Tác giả cũng tiến hành xây dựng hướng dẫn sử dụng PMMP PSim, thiết kế một số ví dụ mô phỏng các mạch ĐTCS nhằm phục vụ quá trình giảng dạy trực tiếp, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú học tập, nhận thức và khả năng hành động sáng tạo cho SV, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, do vậy luận văn này còn có những thiếu sót nhất định cần phải được bổ sung và hoàn thiện, tác giả rất mong

70

nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và độc giả để luận văn được hoàn ch nh hơn

2. Một số kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án nhận thấy cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng hoàn thiện toàn bộ các mô phỏng với nội dung chương trìinh.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, mở rộng đối tượng và phạm vi ứng dụng của đề tài cho các môn học khác của trường nhất là dạy học ứng dụng công nghệ mô phỏng để nâng cao tính trực quan trong giảng dạy.

- Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lý thuyết và thực hành phù hợp với nội dung môn học.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn sử dụng PMMP (phần mềm PSim và các phần mềm khác) để đưa vào giảng dạy, nâng cao chất lượng ĐT.

- Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng phương tiện hiện đại và áp dụng các phần mềm mô phỏng hỗ trợ giảng dạy.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội.

[2] Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết trung Ương II khóa 8.

[3] Nguyễn Đăng Minh Phúc (2007), “ ử dụng phần mềm The eometer s

ketchpad và Pathom trong h trợ sinh viên tạo tri thức xác suất”, Trung tâm giáo

dục thường xuyên Huế, http://phucemux.net.

[4] Lê Văn Doanh, Nguyễn Thế Công, Trần Văn Thịnh, Điện tử công suất, tập 1 ,Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

[5] Lê Thanh Nhu (2004), Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[6] Trần Văn Thịnh, Điều khiển điện tử công suất và ứng dụng trong hệ thống năng

lượng, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

[7] Trần Trọng Minh (2009), iáo trình điện tử công suất, Nhà xuất bản giáo dục. [8] http://www.slideshare.net/ictem/cntt-trong-giao-duc [9] http://www.vn-zoom.com/f203/cac-quan-diem-duong-loi-cua-dang-ve-giao-duc- va-dao-tao-194018.html [10] http://vi.wikipedia.org/wiki [11] http://forum.vinamech.com [12] http://mophongdtcs.blogspot.com/2010/02/gioi-thieu-phan-mem-mo-phong- psim.html [13] http://www.bmthicong.com.vn/ [14] http://www.giaovien.net/ [15] http://www.scribd.com/doc/6577517/TL-Huong-Dan-Su-Dung-PSpice

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN

1. Đối tượng :

SV năm thứ 3 (được đi thực tập sản xuất tại các nhà máy xí nghiệp)

2. ố phiếu phát ra: 100

Xin anh chị hãy điền hoặc đánh dấu vào các vị trí thích hợp trong phiếu điều tra theo các câu hỏi sau:

1. Anh chị đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của môn học Điện tử công suất đối với các môn học chuyên ngành trang bị điện – điện tử?

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 2. Mức độ khó của môn học này, theo nhận xét của anh chị là:

Khó Trung bình Dễ

3. Khả năng vận dụng kiến thức học được của chương trình môn học ĐTCS với thực tiễn xản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, anh chị đánh giá thế nào về bản thân:

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

4. Theo anh chị, mức độ phù hợp của môn học với thực tiễn (qua thời gian thực tập sản xuất tại cơ sở), được phản ánh ở mức độ nào dưới đây?

- Phù hợp, không cần thay đổi □ - Chưa phù hợp, cần bổ sung nội dung mới □ - Xa rời thực tế, cần xây dựng lại chương trình □

5. Anh chị có thái độ như thế nào đối với môn học điện tử công suất:

Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú 6. Nội dung kiến thức lĩnh hội được qua bài giảng (tại một bài giảng bất kỳ) của môn học điện tử công suất theo đánh giá của anh chị:

%

7. Anh chị có thái độ như thế nào khi tham gia vào việc xây dựng bài giảng môn học?

Nhiệt tình Bình thường Không nhiệt tình Rất cảm ơn sự cộng tác của Anh Chị!

Phụ lục 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN

1. Đối tượng :

Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn điện tử công suất (trực thuộc khoa Điện) Trình độ : Thạc sỹ □

Đại học □

2. ố phiếu phát ra: 10

Xin thầy cô hãy điền hoặc đánh dấu vào các vị trí thích hợp trong phiếu điều tra theo các câu hỏi sau:

1.Thầy cô đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của môn học Điện tử công suất đối với các môn học chuyên ngành Trang bị điện – điện tử?

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 2. Mức độ khó của môn học này, theo nhận xét của thầy cô là:

Khó Trung bình Dễ

3. Khả năng vận dụng kiến thức học được của của SV đối với chương trình môn học Điện tử công suất với thực tiễn xản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thầy cô đánh giá thế nào:

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

4. Theo thầy cô, mức độ phù hợp của môn học với thực tiễn (qua quá trình giảng dạy, theo dõi, hướng dẫn SV đi thực tập), được phản ánh ở mức độ nào dưới đây?

- Phù hợp, không cần thay đổi □ - Chưa phù hợp, cần bổ sung nội dung mới □ - Xa rời thực tế, cần xây dựng lại chương trình □

5. Các phương pháp dạy học mà thầy cô áp dụng trong dạy học môn Điện tử công suất:

TT Phương pháp TX Ít khi Không bao giờ PP1 Phương pháp trực quan

PP2 Phương pháp đàm thoại gợi mở PP3 Phương pháp thuyết trình PP4 Dạy học nêu vấn đề PP5 Mô phỏng

6. Các phương tiện dạy học mà thầy cô áp dụng trong dạy học môn Điện tử công suất: Phương tiện Phấn bảng Folie Film, video Computer Nguyên hình Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi

Không hoàn toàn

7. Thầy cô cho ý kiến và nhận xét về sự thay đổi nội dung môn học Điện tử công suất trong giai đoạn hiện nay của nhà trường.

……… ………... Rất cảm ơn sự cộng tác của thầy cô!

Phụ lục 3:

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

1. Đối tượng :

Cán bộ trực tiếp giảng làm việc và hướng dẫn SV thực tập nhận thức nghề trang bị điện – điện tử tại cơ sở sản xuất

Trình độ : ………..

2. ố phiếu phát ra: 20

Xin anh chị hãy điền hoặc đánh dấu vào các vị trí thích hợp trong phiếu điều tra theo các câu hỏi sau:

1. Anh chị đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của môn học Điện tử công suất đối với các môn học chuyên ngành Trang bị điện – điện tử và thực tiễn sản xuất? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng 2. Khả năng vận dụng kiến thức học được của của SV đối với chương trình môn học Điện tử công suất với thực tiễn xản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, anh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng phương pháp giảng dạy môn điện tử công suất hiệu quả (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)