Sau khi khởi động PSIM, để soạn thảo, thiết kế mạch nguyên lý, ta tiến hành thao tác với các linh kiện.
Có hai cách để chọn ra các linh kiện phục vụ thiết lập mạch điện nguyên lý:
Cách 1: Sử dụng thực đơn Element.
Vào Element chọn chủng loại linh kiện tên linh kiện.
Ví dụ:chọn linh kiện là điện trở (Resister) ta làm như sau (hình 4.4): Vào Element chọn Powerchọn RLC Branches chọn Resister. Thyristor
MOSFET IGBT
Cầu ch nh lưu một pha Cầu ch nh lưu ba pha Khối đóng cắt
Đóng, cắt có điều khiển
Đầu đo điện áp(giữa điểm đo và đất)
Đầu đo điện áp (giữa hai điểm đo)
Đầu đo dòng điện
Cảm biến điện áp Cảm biến dòng điện Khối tỷ lệ Khối tích phân Khối tổng và hiệu Khối tổng Khối so sánh Khối giới hạn Khối cổng đảo Khối nhân Khối chia
34
Hình 3.4: Chọn linh kiện điện trở trong thực đơn Element
Cách 2: Sử dụng thanh công cụ các linh kiện.
Di chuyển con trỏ màn hình đến vị trí (điện trở) trên thanh công cụ các linh kiện ở phía dưới.
Chú ý: - Để hủy bỏ lệnh ta ấn Esc trên bàn phím. - Để quay linh kiện ta click chuột phải.
Các thông số của mỗi phần tử mạch điện được cài đặt nhờ ba hộp thoại (hình 3.5), khi click đúp chuột trái lên trên linh kiện. Trên các hộp thoại này có
Parameters – Các thông số, Other Info – Các thông tin khác và Color – Màu sắc. Hộp thoại các thông số sẽ được dùng để cài đặt giá trị cho các linh kiện khi thiết kế mạch.
Hộp thoại các thông tin khác ch để hiển thị các thông tin như: nhà sản xuất, số mã hiệu, tên thiết bị… qua ViewElement List.
35
Hình 3.5: Hộp thoại cài đặt linh kiện: (a) Hộp thoại Parameters
(b) Hộp thoại Other Info (c) Hộp thoại Color
Trên cửa sổ Parameters – Các thông số có thể được đưa vào dạng số thập phân hoặc biểu thức toán học, ví dụ như:
12.5, 12.5k, 12.5Ohm, 12.5kOhm, 25/2Ohm, R1+R2, R1*0.5+(Vo+0.7)/Io… Chú ý: Trong PSIM, để biểu diễn phần thập phân ta dùng dấu “.” thay cho việc dùng dấu “,”.