Tham khảo ý kiến các chuyên gia về chương trình đã đề xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành điện công nghiệp theo module tại trường trung cấp cơ khí 1 hà nội (Trang 83 - 91)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.Tham khảo ý kiến các chuyên gia về chương trình đã đề xuất

Vì thời gian hạn chế nên tác giả đã tiến hành xin ý kiến của 26 người có các

chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề và các cán bộgiáo viên trong trường Trung cấp nghềcơ khí I Hà Nội (phụ lục 5 phiếu thăm dò ý kiến về xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghềcơ khí I Hà Nội).

Đánh giá kết quả

Định tính: Nhìn chung các ý kiến đánh giá có một sốđiểm chung như sau:

- Chương trình đào tạo kết hợp Modul - Môn học mà tác giả xây dựng là hợp lý và có khảnăng thực thi tại trường nghề.

- Ưu điểm của chương trình đào tạo theo Modul là giúp cho người học cá nhân hóa việc học tập, tạo điều kiện học tập linh hoạt, mềm dẻo cho người học và người quản lý học tập.

- Chương trình đào tạo theo Modul giúp xã hội hóa việc học tập và tạo điều kiện học tập xuốt đời.

81

- Tuy nhiên, nên chú ý về điều kiện để thực hiện chương trình đào tạo theo

Modul và cần nhanh chóng hoàn thiện chương trình đểđưa vào áp dung trong thực

tiễn.

Định lượng:

TT Tiêu chí đánh giá Đồng ý Không

đồng ý

không có ý kiến

1 Chương trình đào tạo theo Modul đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nội dung dạy học

97% 0% 3%

2 Nâng cao chất lượng giảng dạy 90,6% 3% 6,4%.

3 Tính khả thi của chương trình đào tạo theo

Modul

91,5% 3,5 5%

4 Quản lý được chương trình đào tạo theo

Modul

86,5% 8% 5,5%

5 Tính cần thiết phải xây dựng chương trình

đào tạo theo Modul cho dạy nghề

97% 0% 3%

Qua các ý kiến nhận định, đánh giá trên có thể thấy rằng chương trình đào tạo

theo Modul có rất nhiều ưu điểm trong quá trình đào tạo, phù hợp với xu hướng "xã hội hóa học tập" và " học tập suốt đời".

82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả tập trung vào việc xây dựng chương trình đào tạo theo

Modul cho ngành Điện công nghiệp của trường Trung cấp nghềcơ khí I Hà Nội. Với chương trình đào tạo này, người học dễ dàng chọn được hướng đi đúng và phù hợp với điều kiện bản thân đặc biệt với 2 lựa chọn ở phần chuyên sâu sẽ giúp

cho cho người học có được định hướng nghề nghiệp cho bản thân phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp hiện nay, đồng thời giúp học sinh lên kế

hoạch học tập, qua đó tạo được động cơ và hứng thú học tập.

Chương trình đào tạo được xây dựng cụ thể , chi tiết theo từng giai đoạn đào

tạo ngành nghề, nội dung đào tạo được chia ra rõ ràng theo từng học kỳ vừa sức với

người học ở nhiều trình độ, đồng thời giúp phòng đào tạo tổ chức và quản lý lớp có

được cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết cho một quá trình đào tạo kết hợp Modul -

Môn học.

Tuy nhiên, muốn chương trình đi vào hoạt động thực tiễn tại trường được hiệu

quả, cần phải chú ý đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong trường và phương

83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong một khoảng thời gian nhất định hướng tới giải quyết việc xây dựng

chương trình đào tạo theo Modul cho ngành Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghềCơ khí I Hà Nội, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

1. Xây dựng cơ sở lý luận về chương trình đào tạo theo Modul.

2. Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng đào tạo của chuyên ngành Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, đánh giá được các mặt hạn chế và đưa ra các hướng giải quyết.

3. Xây dựng chương trình đào tạo theo Modul cho ngành Điện Công nghiệp cho trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội.

Chương trình đào tạo theo Modul thực sự cần được áp dụng vào để đổi mới quá trình đào tạo, nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp trong

điều kiện thực tế hiện nay.

Kiến nghị:

−Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, lấy các ý kiến chuyên gia để hoàn thiện nhằm được áp dụng trong thực tiễn ở các ngành nghề đào tạo tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội.

−Chương trình đào tạo theo Modul cần được khuyến khích vàphát triển trong phạm vi các trường đào tạo nghề trong cả nước, nhằm nhanh chóng góp phần đưa nền giáo dục quốc gia tiếp cận với nên giáo dục thế giới.

−Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên giảng dạy về phương pháp đào tạo theo Modul.

−Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với đào tạo theo

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BộLao động - Thương binh xã hội (2010), Danh mục nghề đào tạo Trình

độ trung cấp nghề, Cao đẳng nghề Thông tư 17/2010/TT- BLĐTBXH.

[2] Bộ Lao động - Thương binh xã hội (2003), Quyết định nguyên tắc xây

dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề, Quyết định số

212/2003/QĐ-BLĐTBXH.

[3] BộLao động - Thương binh xã hội (2011), Quyết định ban hành chương

trình khung nghề Điện công nghiệp ,số21/2011/QĐ-BLĐTBXH.

[4] Vũ Quốc Chung - Nguyễn Văn Khải (2012), Tài liệu hướng dẫn tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giáo viên

Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, Bộ giáo dục và đào

tạo.

[5] Nguyễn Minh Đường (1993), Modul kỹ năng thực hành nghề - Phương

pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng, Nhà xuất bản Khoa học

kỹ thuật, Hà Nội.

[6] Đỗ Huân (1992), về những dấu hiệu cơ bản của Modul đào tạo nghề,

Thông tin khoa học giáo dục đại học và chuyên nghiệp, (số 15)

[7] Đỗ Huân (1994), Tiếp cận Modul trong xây dựng chương trình đào tạo

nghề, Luận văn Tiến sĩ Giáo dục

[8] Nguyễn Tiến Hùng (1994), cấu trúc nội dung đào tạo nghề trên cơ sở

tích hợp, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu và phát triển

giáo dục, Hà Nội.

[9] Lê Thanh Nhu - Nguyễn Thanh Trịnh (2007), "Xây dựng chương trình

đào tạo theo Modul cho ngành Điện công nghiệp và dân dụng", Tạp chí

85

[10] Nguyễn Viết Sử - Nguyễn Minh Châu (2002), "Phát triển đào tạo nghề

theo Modul", tạp chí giáo dục, (số 45)

[11] Nguyễn Đức Trí (1995), Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề

theo Modul kỹ năng hành nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B94 -

5210PP, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội.

[12] Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết dề tài cấp Bộ

B39-52-24, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Hà Nội.

[13] Nguyễn Đức Trí (2004), Tài liệu hội thảo xây dựng hệ thống đánh giá và

cấp văn bằng chứng chỉ nghề ở Việt Nam, Dự án Giáo dục Kỹ thuật và

Dạy nghề, Hà Nội.

[14] Nguyễn Đức Trí (1996), về phát triển chương trình đào tạo trong giáo

dục nghề nghiệp,

[15] Nguyễn Thanh Trịnh (2006), Xây dựng chương trình đào tạo ngành

Điện công nghiệp và dân dụng theo Modul tại trường trung học Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, luận văn thạc sỹ khoa học, Cao học Sư phạm kỹ thuật khóa 2004-2006.

[16] Tổng cục dạy nghề (2008), tập huấn sử dụng chương trình khung cho

giáo viên dạy nghề,

[17] Trường Trung Cấp nghềcơ khí I Hà Nội (2013), chương trình kế hoạch

đào tạo nghành Điện công nghiệp.

[18] Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (2006), Đào tạo giáo

86

PHỤC LỤC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO MODUL TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀCƠ KHÍ I HÀ NỘI

Trên cơ sở tại liệu nghiên cứu, mong Ông (Bà) cho biết ý kiến riêng của cá

nhân về việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Modul tại

trường, trong các vấn đề sau:

(Xin vui lòng đánh dấu () vào ô phù hợp hoặc ghi vào dòng (....) nếu có ý

kiến khác).

I. Vềquan điểm xây dựng chương trình

1. Xin Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về việc xây dựng chương trình đào

tạo theo Modul tại trường dạy nghề hiện nay là:

- Rất cần 

- Cần 

- Không cần 

- Ý kiến khác: ...

2. Xây dựng chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Modul tại

trường là:

- Rất cần 

- Cần 

- Không cần 

- Ý kiến khác: ...

II. Vềđề tài nghiên cứu:

3. Ý kiến của Ông (Bà) về cấu trúc và xây dựng chương trình đào tạo

ngành Điện công nghiệp theo Modul tại trường:

- Thể hiện tính khoa học, sáng tạo 

- Đảm bảo các yêu cầu đề ra 

- Chưa đạt yêu cầu đề ra 

87

4. Theo Ông (Bà) thì cấu trúc và chương trình được xây dựng trong đề tài so

với thực tiễn là:

- Phù hợp 

- Ít phù hợp 

- Không phù hợp 

- Ý kiến khác: ...

III. Về tổ chức triển khai chương trình đào tạo ngành Điện công nghiệp theo Modul.

5. Theo Ông (Bà) thì khảnăng tổ chức chương trình đào tạo ngành Điện công

nghiệp theo Modul là:

- Áp dụng được 

- Khó áp dụng 

- Không áp dụng được 

6. Những lý do nào sau đây ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai đào tạo: - Điệu kiện cơ sở vật chất 

- Kinh phí cho việc biên soạn các tài liệu dạy học 

- Đội ngũ giáo viên 

- Ý kiến khác: ...

7. Quản lý quá trình đào tạo theo Modul là:

- Quản lý được 

- Khó quản lý 

- Không quản lý được 

8. Ý kiến đóng góp khác (Nếu Ông (Bà) bổ sung thêm các ý kiến khác:

... ... ... 10. Xin cho biết thêm một số thông tin vềcá nhân để tiện liên hệ khi cần thiết:

- Họ tên: ... Chức vụ: ... - Đơn vị công tác: ...

88

- Điện thoại: ... Email: ...

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành điện công nghiệp theo module tại trường trung cấp cơ khí 1 hà nội (Trang 83 - 91)