Có thể nói các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hiện hành của Việt Nam là tương đối hoàn thiện so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lạo động; người lao động được quyền làm việc không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong khối các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, người lao động còn được hưởng chế độ làm việc không quá 40 giờ/ tuần. Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng cũng tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi trong những dịp đặc biệt. Chính những quy định này đã giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nhìn chung, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nước ta hiện nay khá tiến bộ, luôn vận động theo hướng phát triển của xã hội và hòa mình vào dòng chảy của pháp luật lao động của các nước trên thế giới cũng như ILO. Chính điều này đã tạo ra môi trường pháp
lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt được thì chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như việc quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn chưa được chặt chẽ trong trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động khác nhau; chưa quy định mức giới hạn số giờ làm thêm tối đa theo tháng mà chỉ có mức giới hạn số giờ làm thêm trong ngày (thông thường là không quá 4 tiếng/ ngày) và trong năm (không quá 200 hoặc 300 giờ/ năm).
Ngoài các hạn chế về mặt quy định pháp luật thì vấn đề hội nhập quốc tế cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay.Đất nước đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, những cơ hội và thách thức chưa từng có. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu. Hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước đã xác định: “nguồn nhân lực là khâu then chốt để nước ta hội nhập thành công”.
Phát triển nguồn nhân lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Đòi hỏi này đặt ra hai yêu cầu cùng một lúc: phải tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, mặt khác phải đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiên của quốc gia. Để có thể thực hiện tốt việc phát triển nguồn nhân lực thì nguồn nhân lực trước tiên phải là nguồn nhân lực khỏe mạnh, dồi dào về thể chất và có tinh thần làm việc và học tập cao. Việc quy định của pháp luật ra sao để đảm bảo cho người lao động có có sức khỏe về thể chất và sự minh mẫn về trí óc là điều rất quan trọng.
Xét trên một bình diện chung, luật Lao động hiện hành mang tính hội nhập cao. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như vấn đề toàn cầu hoá quan hệ lao động. Từ chỗ thừa nhận có sự di trú lao động giữa các nước, khuyến khích việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và cho phép người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam… đến nay, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã được điều chỉnh trên một mặt bằng pháp lý tương đối thống nhất với các quan hệ lao động trong nước. Có thể thấy, Bộ Luật Lao động 1994 đã đưa vấn đề trên vào Chương VI để “luật hoá” trở thành các quy định có hiệu lực cao. Sau khi Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và sau đó là Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 quy định về đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Không chỉ dừng lại ở các quy định đó, năm 2002 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, ngày 17/04/2003 Chính ph nhu cầu hội nhậđịnh số 181/2003/NĐ-CP về vấn đề trên. Các quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được pháp điển hoá thành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo điều kiện để Việt Nam thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị trường lao động quốc tế.
Các quy định của pháp luật lao động Việt Nam ngày càng gần gũi hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Đây là cơ sở để Nhà nước ta phê chuẩn một số Công ước quan trọng của Tổ chức lao động quốc tế như: Công ước số 29 (1930) về lao động cưỡng bức; Công ước 111 (1958) về phân biệt đối xử; Công ước 138 (1973) về tuổi tối thiểu được đi làm. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn được 18 Công ước của Tổ chức lao động quốc tế, còn khá nhiều công ước khác tuy chưa được phê chuẩn, song trong một chừng mực nào đó, cũng đã được phản ánh trong Bộ Luật Lao động, như: “Cơ chế ba bên”; “Đối thoại xã hội” một nét độc đáo gắn
liền với tổ chức và hoạt động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), cũng bước đầu được vận dụng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3.2.1. Tăng cƣờng tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Để các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thêm hoàn thiện, chúng ta cần khắc phục những bất hợp lý của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lý, tính thống nhất trong điều chỉnh và thực thi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đầy đủ và khả thi hơn. Thực tế các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng biệt, pháp luật có các quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho từng đối tượng người lao động… Mỗi nhóm người lao động cần có quy định riêng phù hợp với nhóm mình như các nhóm lao động bình thường, lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi, lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại, v.v.
Về thời giờ làm việc, cần quy định thời gian làm việc hợp lý, phù hợp nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của công việc, hạn chế thời gian làm thêm giờ nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động. Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động. Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời giờ làm việc, thời giờ làm thêm trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định.
Về thời giờ nghỉ ngơi, phải quy định một thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, bao gồm nghỉ giữa ca, nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận. Việc bố trí cho người lao động thời gian nghỉ
ngơi hợp lý có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe, tái tạo sức lao động, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu lao động.
3.2.2. Tăng cƣờng đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Để các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thực thi và tuân thủ nghiêm minh trên thực tế thì cần có các cơ chế bảo đảm. Việc bảo đảm này được thực hiện trên các lĩnh vực chính trị - tư tưởng; pháp lý và kinh tế - xã hội.
Bảo đảm về chính trị -tư tưởng
Một trong những đảm bảo quan trọng về chính trị là Nhà nước trong quá trình ban hành cơ chế chính sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi luôn mang tính bình đẳng và dân chủ, không có sự phân biệt giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa các đối tượng lao động khác nhau trong một quan hệ lao động. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật và đều cùng chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quyền của nhau giữa người lao động và ngườisử dụng lao động thể hiện bản chất và mục đích của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy bình đẳng, dân chủ, các quy định của Nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải có xu hướng ngày càng bảo vệ quyền lợi của người lao động bởi vì thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người lao động. Nó là yếu tố căn bản để người lao động tái sản xuất sức lao động, làm tiền đề cho quá trình lao động lâu dài và cũng giúp đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Về mặt tư tưởng, cần phát huy tư tưởng “lấy sự phát triển của con người làm gốc” trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhằm “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công
lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ
nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”[49, T65].Thông qua đó, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phải phát huy tư tưởng nêu trên nhằm xây dựng lực lượng lao động Việt Nam có tri thức vững vàng, khỏe mạnh về thể chất, sẵn sàng xây dựng đất nước phát triển trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
Đảm bảo về mặt pháp lý
Để cho người lao động được làm việc với thời giờ hợp lý và được nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động cho quá trình lao động, Nhà nước luôn xem kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là nhiệm vụ quan trọng. Trên thực tế, điều này luôn được chú trọng bằng việc Nhà nước quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thành một chế định quan trọng của Bộ luật lao động Việt Nam qua các thời kỳ. Nhà nước không ngừng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên thực tế và xử lý đối với các vi phạm trong lĩnh vực pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động trên thực tế. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập toàn cầu, Nhà nước luôn xem xét, học hỏi các quy định tiến bộ của ILO và các nước trên thế giới để tiến tới áp dụng cho Việt Nam bằng việc đề xuất sửa đổi, thay thế các quy định đã lạc hậu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Hiện tại, Quốc hội khóa XIII đang thảo luận và lấy ý kiến thông qua Dự thảo BLLĐ sửa đổi bổ sung, trong đó có các sửa đổi bổ sung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng tiến bộ hơn, ngày càng đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đảm bảo về mặt kinh tế -xã hội
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề vật chất cho người lao động và người sử dụng lao động thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ đối với
nhau, nhằm hướng tới giải phóng sức lao động, phát huy tối đa tiềm năng của mỗi người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nền kinh tế thị trường đem lại thì nó cũng đem lại một số vấn kinh tế - xã hội phức tạp cần được giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động.
Trong quan hệ kinh tế thị trường, nhằm tối đa hóa lợi nhuận sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động không ngần ngại ép buộc người lao động làm việc quá giờ tiêu chuẩn quy định, làm thêm giờ quá mức, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Bên cạnh đó, do mức lương và mức sống còn quá thấp nên đa số người lao động không phản đối yêu cầu làm thêm quá mức mà còn hưởng ứng thậm chí mong muốn làm thêm để được nhận thêm thu nhập trước mắt mà quên đi tác hại và ảnh hưởng lâu dài sau này đối với bản thân và gia đình. Như vậy, về mặt kinh tế, Nhà nước cần có những chính sách nhằm đảm bảo mức sống của người lao động, đảm bảo mức thu nhập của người lao động như chính sách về lương tối thiểu chung, chính sách lương tối thiểu theo vùng hợp lý nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động.
Bênh cạnh việc ban hành chính sách, quy định nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động, Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách và các quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để người lao động nhận thức được các quyền lợi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà mình có được và tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động biết về tác hại của việc làm quá giờ, làm thêm quá mức và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Qua đó giúp ý thức của người lao động và người sử dụng lao động được nâng cao.
3.2.3.Tăng cƣờng ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Nâng cao trình độ nhận thức và tuân thủ về các quy định của pháp luật liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Một mặt người lao động sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; mặt khác, người lao động có đủ kiến thức pháp lý để bảo vệ được bản thân mình trong mối quan hệ lao động.
Đối với các cán bộ, công chức thuộc khối các cơ quan tổ chức Nhà nước,