Về mặt kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 84 - 85)

Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là những năm gần đây. Sự phát triển kinh tế làm điều kiện sống của người lao động ngày càng được cải thiện, tạo cơ sở để thực hiện tốt hơn các quyền công dân trong đó có quyền được làm việc và quyền nghỉ ngơi. Trong những năm qua, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính -kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện rõ rệt.

Ngoài những thành tựu to lớn đã đạt được thì nước ta cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không ít người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về lao động, đặc biệt là các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động. Các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là việc tăng quá mức thời giờ làm việc tiêu chuẩn, bớt xén thời giờ nghỉ ngơi của người lao động và yêu cầu người lao động làm việc tăng ca, làm thêm quá mức, phớt lờ các quy định bảo vệ các đối tượng lao động đặc biệt như phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Theo thống kê mới nhất gần đây đối với các công nhân làm việc trong các nhà máy sản

xuất và khu công nghiệp, có 81,81% người lao động trong khu vực doanh nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27,3% phải làm thêm quá 200 giờ/năm; 22,73% cho biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường [86]. Trên thực tế, tình trạng vi phạm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn diễn ra phức tạp và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, lực lượng thanh tra lao động thì vừa yếu lại vừa thiếu nên công tác quản lý Nhà nước về lao động nói chung và quản lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng chưa được thực hiện toàn diện. Theo ILO, với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trung bình 40.000 lao động phải có một thanh tra lao động. Nếu theo chuẩn này thì với trên 50 triệu lao động, Việt Nam cần tới hơn 1.000 thanh tralao động [27]; tuy nhiên, số lượng thanh tra lao động của nước ta chưa đạt được một nửa so với yêu cầu của thực tế. Chính sự yếu và thiếu của đội ngũ thanh tra làm cho tình trạng vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có xu hướng ngày càng ra tăng.

Cùng với sự phát triển của kinh tế -xã hội của nước ta trong thời gian qua, nhu cầu của người dân được sống cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn là điều tất yêu. Được làm việc trong một môi trường làm việc với điều kiện lao động tốt, có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý là đòi hỏi cấp thiết của tất cả người lao động.Để đạt được điều này thì yêu cầu phải hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)