Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 44)

2.2.1. Thời giờ nghỉ có hƣởng lƣơng

2.2.1. 1. Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca

Trong một ngày làm việc, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc bố trí nghỉ giữa ca cho người lao động có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe, tái tạo sức lao động, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu lao động. Theo quy định tại Điều 71 BLLĐ, thời giờ nghỉ giữa ca làm việc là thời gian xen vào giữa thời giờ làm việc trong một ngày đối với những người làm việc liên tục 8 giờ một ngày trong điều kiện bình thường hoặc 7 giờ, 6 giờ một ngày trong các trường hợp đặc biệt đã được rút ngắn.

Điều 71 BLLĐ, Điều 7 Nghị định 195/CP quy định cụ thể về thời giờ nghỉ giữa ca làm việc của người lao động. “Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong

điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. người làm theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc”.

Để tạo điều kiện cho việc tự chủ điều hành hoạt động của đơn vị, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền bố trí thời gian nghỉ ngơi cho người lao động một cách linh hoạt, không nhất thiết mọi người lao động phải nghỉ cùng một lúc mà có thể bố trí thay phiên nhau nghỉ. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động bố trí căn cứ vào tính chất công việc và yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn.

Quy định về nghỉ trong giờ làm việc cũng được các nước trên thế giới quy định trong luật lao động như ở Singapore, Luật Việc làm năm 2008 quy định không được đòi hỏi người làm công làm việc quá 6 giờ liên tục mà không có một đoạn nghỉ. Thời gian nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động thỏa thuận với ngườilao động nhưng không thấp hơn 30 phút nghỉ. Bên cạnh đó, Luật Việc làm năm 2008 còn quy định thời gian nghỉ ăn cơm trong giờ làm việc “nếu công việc phải tiến hành liên tục, người làm công có thể được yêu cầu làm việc 8 giờ liên tiếp, kể cả một hoặc nhiều gián đoạn tổng cộng dưới 45 phút để người đó có thể ăn cơm”.

Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt xén, có nơi còn không được nghỉ giữa ca. Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy một ví dụ điển hình trong ngành sản xuất công nghiệp ô tô Việt Nam, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (trụ sở chính tại Vĩnh Phúc), thời giờ làm việc được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca ngườilao động chỉ được nghỉ giữa ca 20 phút [40]. Như vậy, công ty đã ăn bớt của ngườilao động mất 10 phút nghỉ giữa ca đối với ca ngày và 25 phút đối với ca đêm. Theo thống kê năm 2010, hiện có đến 80% doanh nghiệp tại các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ăn gian thời gian làm việc của người lao động theo kiểu: thay vì xem thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ giải lao theo tính

chất công việc là thời gian làm việc có hưởng lương theo quy định thì họ lại kéo dài thời gian làm việc thêm 30 phút, 45 phút hoặc 1 giờ [42].

2. 2.1.2. Nghỉ lễ, tết

Pháp luật các nước đều có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cho người lao động. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo điều kiện kinh tế…Trong khu vực Đông Nam Á, Brunay quy định nghỉ lế, tết 8 ngày mỗi năm[66], Indonesia 14 ngày [72], Philippin 13 ngày [68], Malaysia 10 ngày trong đó có 4 ngày do pháp luật quy định và 6 ngày do người sử dụng lao động quyết định [64]…Ở những nước phát triển, việc quy định số ngày nghỉ lế, tết thường dài hơn các nước khác. Theo quy định pháp luật Việt Nam, Điều 73 BLLĐ quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết sau:

-Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).

-Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch). -Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

-Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30tháng 4 dương lịch). -Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch). -Ngày quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Trong trường hợp do yêu cầu sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày lễ, tết thì họ được sắp xếp nghỉ bù và được hưởng tiền chênh lệch. Còn nếu không được nghỉ bù thì sẽ được hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 BLLĐ.

Ngoài ra, đối với người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền dân tộc và một ngày quốc khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương (Điều 8 Nghị định 195/CP).

Với quy định tại Điều 73 BLLĐ, pháp luật cho phép người lao động được phép nghỉ 9 ngày lễ, tết (thêm ngày giỗ tổ Hùng Vương). Trước đây, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 thì người lao động được nghỉ 9 ngày trong đó có 2 ngày lễ tôn giáo là ngày Phật đản (8/4 âm lịch), ngày Thiên chúa giáng sinh. Đến Nghị định số 13/ CP ngày 22/02/1977 của Hội đồng Chính phủ, thì người lao động được nghỉ 7 ngày rưỡi (ngày 30/04 chỉ được nghỉ buổi chiều), các ngày lễ tôn giáo không được quy định là ngày nghỉ chung cho mọi người. Bộ luật lao động 1994 ra đời đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động, người lao động được nghỉ 8 ngày. Nghỉ trọn ngày 30/4, tăng ngày nghỉ tết âm lịch từ 3 ngày lên 4 ngày đồng thời giảm ngày nghỉ quốc khánh từ 2 ngày xuống 1 ngày. Có thể nói các quy định nói trên đã tạo điều kiện cho người lao động yên tâm nghỉ ngơi, giúp người lao động có điều kiện chăm lo gia đình. Đồng thời đây là cơ sở pháp lý bảo vệ người lao động tránh bị người sử dụng lao động lạm dụng sức lao động.

Gần đây, trong phiên thảo luận về dự án Bộ luật lao động sửađổi, bổ sung tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 10/2011, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề xuất tăng ngày nghỉ lễ, tết. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ tết âm lịch 5 ngày, nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết lên 10 ngày trong một năm thay vì 9 ngày như quy định hiện hành[45]. Ý kiến này cho rằng, ngày làm việc hiện tại là từ 5 đến 6 ngày trong một tuần, việc quy định nghỉ 4 ngày trong khi tuần làm việc 5 ngày hoặc 6 ngày như hiện nay dẫn đến tình trạng, người lao động sau khi nghỉ 4 ngày, đến nơi làm việc chỉ làm có 1 đến 2 ngày sau đó lại được nghỉ cuối tuần. Nếu xét về mặt kinh tế và về tổ chức lao động thì không hiệu quả. Hơn nữa, nhiều người lao động về quê ở xa thì số ngày nghỉ 4 ngày trong dịp tết âm lịch là quá ngắn. Mặt khác, so sánh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới thì thời gian nghỉ lễ hàng năm của người lao động nước ta còn thấp. Hiện tại có 2 luồng ý kiến khác nhau về thời gian nghỉ tết Nguyên đán. Ý kiến thứ nhất đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành, người lao động được nghỉ 4 ngày vào dịp tết Âm lịch. Ý kiến thứ hai ủng hộ quan điểm tăng thời gian nghỉ tết Âm lịch lên thêm 1 ngày mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Vấn đề này sẽ được Quốc hội khóa XIII tiếp tục thảo luận và

cho ý kiến [57]. Theo quan điểm cá nhân Tác giả thì việc tăng số ngày nghỉ trong dịp tết âm lịch cũng phù hợp.

2.2.1.3.Nghỉ hàng năm

Hiện nay việc quy đinh điều kiện nghỉ hàng năm ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội. Có nước quy định điều kiện theo năm làm việc như thời gian làm việc ít nhất 1 năm ở Trung Quốc [75], Đài Loan [78], Philippine [68] hoặc dưới 5 năm làm việc ở Achentina [69]; có nước lại quy định điều kiện dựa trên số ngày làm việc thực tế như ở Chi Lê quy định người lao động phải làm việc từ 220 ngày trong một năm trở lên; trong khi đó, có nước lại quy định điều kiện nghỉ hàng năm theo tỷ lệ % số ngày làm việc thực tế tại doanh nghiệp như ở Nhật Bản[79]và Hàn Quốc thì điều kiện nghỉ hàng năm là người lao động có thời gian làm việc thực tế chiếm 80% trở lên của năm đó[80].

Ở Việt Nam, theo Điều 74 BLLĐ, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm bao gồm các thời gian như: thời gian học nghề, tập nghề, thời gian thử việc, thời gian nghỉ về việc riêng…(Điều 9 Nghị định 195/CP)

Thời gian để tính nghỉ hàng năm là theo năm dương lịch. Nếu người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng kể cả thời gian được coi là thời gian làm việc theo Điều 9 Nghị định 195/CP nêu trên, thì được nghỉ hàng năm đủ số ngày quy định (12, 14 hoặc 16 ngày). Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật cũng quy định nếu chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.

Trong một năm làm việc, người lao động có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng (144 ngày làm việc) hoặc nghỉ do ốm đau quá 3 tháng (72 ngày làm việc) thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy (Thông tư 07/LĐ-TBXH ngày 11/4/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động và Nghị định 195/CP).

Về mức nghỉ hàng năm,theo Công ước số 132 (1970) về nghỉ hàng năm có hưởng lương là do các nước thành viên quy định, nhưng không dưới 03 tuần làm việc cho 01 năm làm việc. Hiện nay việc quy đinh mức nghỉ hàng năm ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội. Ở các nước phát triển, số ngày nghỉ được quy định nhiều hơn ở các nước chậm, đang phát triển: Thụy Điển quy định số ngày nghỉ hằng năm là 5 tuần, Nauy và Phần Lan là 24, 25 ngày, Đức, Tây Ban Nha là 3 tuần, Achentina là 14 đến 35 ngày[69]; trong khi ở một số nước đang phát triển như Indonesia là 12 ngày [72], Thái Lan là 6 ngày [77], Brunay là 8 ngày [66], Singapore 7 ngày cho năm đầu, sau đó mỗi năm thêm một ngày, tối đa không quá 14 ngày [65], Trung Quốc là 5 ngày cho người lao động làm việc từ 1 đến 10 năm [75], Đài Loan là 7 ngày cho thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm [78], …. Ở Việt Nam, tuỳ theo điều kiện tính chất công việc mà thời gian nghỉ hàng năm có các mức sau:

+ 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.

+ 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Ngoài ra số ngày nghỉ hàng năm còn được tính theo thâm niên làm việc. Cứ 5 năm làm việc cho doanh nghiệp hoặc một người SDLĐ thì được tính nghỉ thêm một ngày. Đây là quy định nhằm bù đắp lại công sức mà người lao động bỏ ra. Quy định này thể hiện điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành so với các văn bản trước đây chỉ áp dụng cho một phần nhỏ đối tượng là những người làm việc phải tiếp xúc với chất phóng xạ, còn nay đã mở rộng phạm vi cho tất cả các đối tượng.

Về cách thức nghỉ hàng năm, người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và

phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần.

Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần, nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ (Điều 76 BLLĐ).

Hiện nay việc quy đinh mức lương nghỉ hàng năm ở hầu hết các quốc gia là giống nhau, theo đó, người lao động được hưởng nguyên lương và thường được trả tiền lương vào đầu kỳ nghỉ như quy định ở Trung Quốc, Philippine, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia … Thậm chí ở Achentina nếu người sử dụng lao động không thanh toán lương cho người lao động khi nghỉ hàng năm thì sau đó sẽ phải trả cho người lao động gấp 2,5 lần.

Ở Việt Nam, những ngày nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương. Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Khi nghỉ hàng năm, nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài nghỉ hàng năm.

Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người làm việc ở những nơi xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và liền lương cho những ngày đi đường.

Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 BLLĐ trong các trường hợp sau :

+ Tạm hoãn hợp đồng lao động để đi làm nghĩa vụ quân sự.

+ Hết hạn hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, bị sa thải, nghỉ hưu, chết.

Có thể nói, pháp luật về nghỉ hàng năm khá hoàn chỉnh. Các quy định về nghỉ hàng năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngườilao động được nghỉ ngơi, giúp họ giảm bớt những mệt nhọc, căng thẳng trong công việc, đồng thời giúp người sử dụng lao động chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp, tổ chức kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm về nghỉ hàng năm ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thay vì được nghỉ hàng năm, người lao động phải làm việc liên tục các ngày trong tuần, trong năm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật chưa có quy định chặt chẽ hướng dẫn về chế độ hưởng lương của người lao động trong ngày nghỉ hàng năm. Người lao động được hưởng lương như thế nào khi vẫn làm việc cho doanh nghiệp trong những ngày nghỉ hàng năm? (Trong khi đó, pháp luật chỉ quy định chung chung là được hưởng lương), ngườilao động sẽ được hưởng tiền lương làm việc bình thường hay là lương làm thêm giờ? Hơn nữa sẽ là 150%, 200% hay 300%? Mặt khác, nếu người sử dụng lao động buộc người lao động phải nghỉ hàng năm mà người lao động không nghỉ thì thời gian

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam Thực trạng và một số kiến nghị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)