5 Kết cấu đề tài
2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, tận dụng tốt các giải pháp của Chính phủ về kích cầu, kích thích kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh tiếp tục có bước phát triển khá, năm sau cao hơn năm trước, bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 13,52%; công nghiệp, xây dựng đạt 15,75%; các ngành dịch vụ đạt 17,54%; nông, lâm, ngư nghiệp đạt 7,22%. Năm 2010, GDP thep giá hiện hành đạt 9.239 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trên 12,6 triệu đồng/năm (tương đương 702 USD); Giá trị GDP theo giá cố định tăng 69,34% so với năm 2006.
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng: 24,25%; các ngành dịch vụ: 37,14%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 38,62%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, các ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
● Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006 – 2010; Đầu tư các công trình hạ tầng trong khu công nghiệp Long Bình An, quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp tíâcc cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. Giai đoạn 2006 – 2010, đã hoàn thành 18 dự án đưa vào sản xuất, như: Nhà máy luyện Feromangan, nhà máy gạch Tuynel, nhà mát sản xuất Cao lanh – Fenspat, nhà máy luyện Thiếc tại huyện Sơn Dương... Đang triển khai đầu tư 12 dự án, trong đó một số dự án quy mô lớn như: Nhà máy bột và giấy An Hoà, Nhà máy xi măng Tân Quang, Nhà
máy luyện gang, Nhà máy sản xuất phôi thép, Nhà máy hợp kim sắt, Nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, thực hiện chính sách khuyến công. Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có sự khởi sắc; tốc độ phát triển nhanh, mức độ cao và quy mô lớn nhất so với những năm trước đây, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 2.262 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2006 – 2010 tăng 21,2% và gấp 1,4 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005.
Ngành nghề nông thôn được tập trung chỉ đạo và có bước cải thiện. Tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách phát triển các làng nghề; ngành nghề; các huyện, thị xã đã quan tâm hỗ trợ và bước đầu khôi phục, hình thành, phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp như: dệt thổ cẩm, mây giang đan,... góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
● Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Là một tỉnh miền núi có trên 85% dân số sống ở nông thôn và bằng nghề nông là chính, thì sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng. Giai đoạn 2006 – 2010 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 8,1%/năm.
Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng phong phú, chú trọng phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, lạc, cây ăn quả và một số cây, con đặc sản khác, góp phần tăng sản lượng hàng hoá và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, tổng sản lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 440 kg/người/năm.
Chăn nuôi phát triển khá, đã tăng dần tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành năm 2010 tăng 35,6%. Diện
tích nuôi thủy sản được mở rộng với 10.775 ha, sản lượng thuỷ sản tăng khá nhanh, sản lượng cá đạt 4.500 tấn.
Diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2006 – 2010 đạt 55.737 ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 64,1% đã từng bước nâng cao thu nhập của người trồng rừng. Các địa phương và người dân chuyển biến rõ rệt nhận thức về phát triển kinh tế lâm nghiệp; hoàn thành quy hoạch, tái phân định lại 3 loại rừng và hoàn thành cắm mốc phân 3 loại rừng trên thực địa; phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy giấy và bột An Hòa, các nhà máy và cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh. Điều chỉnh, ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ trồng rừng.
● Thương mại - dịch vụ, du lịch
Hoạt động thương mại, lưu thông hàng hoá tiếp tục phát triển khá mạnh; tổ chức tốt “Tuần văn hoá -du lịch” hàng năm; triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; công tác quản lý thị trường và lưu thông hàng hoá, kiểm tra, kiểm soát thị trường luôn được tăng cường. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,5% (vượt kế hoạch). Giá trị hàng xuất khẩu năm 2010 ước đạt 27 triệu USD (hoàn thành kế hoạch), tăng bình quân 26,6%/năm. Hoàn thành quy hoạch hệ thống chợ, mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Du lịch có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là đã làm chuyển biến rõ nét nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế du lịch, tiền năng tài nguyên du lịch, tiềm năng tài nguyên du lịch bước đầu được phát huy. Đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch 3 khu du lịch trọng điểm của tỉnh, quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh; quy hoạch và đầu tư xây dựng một số điểm du lịch. Tổ chức tốt các Tuần văn hoá – du lịch, góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch, đồng thời quảng bá, thu hút các nhà đầu tư đến Tuyên Quang đầu tư.
● Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt quan tâm, một số lĩnh vực có bước phát triển khá nhanh so với những năm trước như: giao thông,
thông tin, thuỷ lợi. Triển khai quy hoạch chi tiết và chỉnh trang đô thị; chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn thị xã Tuyên Quang để tiến tới nâng cấp lên thành phố Tuyên Quang. Hoàn thành quy hoạch, tiến hành đầu tư xây dựng huyện lỵ Yên Sơn tại địa điểm mới. Thực hiện tốt Quyết định số 148/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung định hướng đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng căn cứ cách mạng tỉnh Quang đến năm 2010.
Tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch như: Cầu Tân Hà; cầu và đường dẫn cầu Tứ Quận, cải tạo nâng cấp quốc lộ 2C đoạn qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang, quốc lộ 37 đoạn Đèo Khế - thành phố Tuyên Quang, Quốc lộ 279... Tập trung phát triển đường giao thông thôn bản (dự kiến đến năm 2010 tỷ lệ thôn bản có đường ô tô đạt 98,08%). Chú trọng công tác phát triển, quản lý tuyến vận tải và chất lượng phương tiện, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Bưu chính, viễn thông có bước phát triển đột phá, toàn bộ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, khu đông dân cư và các tuyến Quốc lộ đã được phủ sóng điện thoại di động, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Công tác phát triển, quản lý và vận hành mạng lưới điện được duy trì tốt, góp phần phục vụ có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Các khu, cụm khu công nghiệp, khu du lịch, các tuyến quốc lộ được phủ sóng điện thoại di động; mật độ điện thoại 46 thuê bao/100 người dân.
Thuỷ lợi tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển, nhất là các công trình thuỷ lợi có khả năng tưới tiêu lớn và hạn chế lũ lụt; tu sửa, nâng cấp, quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, đảm bảo chủ động tưới cho 80% diện tích lúa, tăng 5% so với năm 2005 (đạt mục tiêu kế hoạch).
Đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá thiết yếu như: Trung tâm Hội nghị tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi và một số công trình khác theo kế hoạch. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng công trình
cấp nước sinh hoạt tập trung, góp phần nâng tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cuối năm 2010 lên 67,5%.