Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 33 - 35)

5 Kết cấu đề tài

2.2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc xem xét vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn vốn không những cho ta thấy được các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ bản mà còn cho thấy tỷ trọng giữa các nguồn vốn, nguồn nào là quan trọng, chủ yếu, nguồn nào có tiềm năng nhưng vẫn chưa phát huy hết. Từ đó sẽ giúp cho tỉnh có những biện pháp tốt để huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào địa bàn tỉnh.

Bảng 2. Các nguồn vốn huy động từ các nguồn giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 TĐPTBQ(%) Tổng số ( I +II ) 1.074 1.475 2.481 3.106 4.234 140,9 I Vốn do địa phương quản lý 884 1.208 1.495 1.908 2.947 135,12 1 Vốn Ngân sách NN 73 116 147 167 495 161,36

2 Vốn TP Chính phủ 56 74 73 151 243 144,33

3 Vốn tín dụng của NN 301 474 113 300 469 111,73 4 Vốn ĐT của các DNNN 43 37 156 108 231 152,24

5 Vốn ĐT của dân cư và DN

ngoài quốc doanh 411 507 1.006 1.182 1.509 138,42

II Vốn do bộ, ngành TƯ quảnlý 190 267 986 1.198 1.287 161,32

- Vốn ngân sách NN 23 17 339 333 335 195,35

- Vốn tín dụng của NN 148 223 593 760 850 154,8

- Vốn khác 19 27 54 104 102 152,21

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Qua bảng, ta thấy tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 2006 – 2010. Tổng vốn do địa phương quản lý chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư XDCB với tốc độ phát triển bình quân là 35,12%, tổng vốn do bộ ngành TƯ quản lý chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh với tốc độ phát triển bình quân là 61,32%.

Trong tổng vốn do địa phương quản lý thì tổng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 54% với tốc độ phát triển bình quân là 38,42%, vốn tín dụng của Nhà nước chiếm khoảng 20% với tốc độ phát triển bình quân là 11,73%. Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong địa bàn là một trong những nguồn vốn khá quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Vốn trong dân là nguồn vốn được huy động từ dân cư, phường xã, hợp tác xã. Qua những năm gần đây, nguồn vốn này ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc đầu tư phát triển của tỉnh Tuyên Quang. Vốn đầu tư xây dựng của khu vực dân cư chiếm tỷ trọng cao cho thấy nguồn vốn to lớn của khu vực dân cư và có thể huy động cho đầu tư, và cũng cho thấy tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo. Đây là một lợi thế của tỉnh Tuyên Quang vì đầu tư xây dựng là loại hình đầu tư dài hạn, kết quả là những công trình có thể sử dụng trong thời gian dài, mục đích nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi trước tạo tiền đề, nền tảng, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư khác được tiến hành một cách thuận lợi, tạo cơ sở vật chất cho công việc sản xuất kinh doanh sau này. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, năm 2006 chiếm 4,86%, năm 2007 chiếm 3,06%, năm 2008 chiếm 10,43%, năm 2009 chiếm 5,66%, năm 2010 chiếm 7,84%, nhưng nguồn vốn này cũng đóng góp vai trò không nhỏ. Hiện nay, vốn từ các doanh nghiệp nhà nước còn ít, chiếm tỷ trọng thấp, nhưng hàng năm cũng đã có sự tăng dần với tốc độ phát triển bình quân là 52,24%.

Trong tổng vốn do bộ, ngành Trung ương quản lý thì vốn tín dụng của Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 65% với tốc độ phát triển là 54,8%. Nguồn vốn này được sử dụng để đầu tư vào các công trình công cộng, công trình tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nguồn vốn này cơ sở vật chất như: Đường xá, cầu cống, công trình công cộng - xã hội,

sau đó, tạo điều kiện cho thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên muốn sử dụng được nguồn vốn này thì cần chứng minh được hiệu quả của dự án đầu tư. Điều này giúp cho công tác lập dự án đầu tư cẩn thận và đảm bảo tính chính xác cao hơn, tránh được phần nào tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn vốn trong quá trình thực hiện đầu tư. Việc huy động nguồn vốn tín dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là cần thiết, điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá cao, cần huy động vốn từ mọi nguồn vốn với nhiều hình thức.

Nguồn vốn khác ở đây chủ yếu là nguồn vốn viện trợ nước ngoài (ODA) được trên phân bổ và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và vốn ủng hộ của một số các tổ chức khác, phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, ở những nơi khó khăn, tránh nhà tranh, tre cho các hộ nghèo. Tuy nhiên những năm trở lại đây nguồn vốn này có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ đời sống của người dân trong những năm gần đây đã cải thiện, trình độ phát triển của tỉnh đã cao hơn trước. Ngoài ra các nguồn vốn từ nước ngoài khác hầu như chưa có trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Báo Cáo Thực Tập Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)