5 Kết cấu đề tài
3.2.1. Giải pháp trong huy động vốn đầu tư XDCB
Do lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có hạn mà nhu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản luôn cần một lượng vốn lớn, do đó các cơ quan làm công tác kế hoạch, quy hoạch đầu tư trên địa bàn tỉnh cần có những kế hoạch hợp lý, lựa chọn những dự án đầu tư theo tầm quan trọng, tính cấp thiết của dự án đó đối với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung vốn vào đầu tư những dự án có tầm quan trọng trước mắt, nhằm tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư vốn đã thiếu so với nhu cầu đầu tư.
Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh, nhưng kênh có tính chất định hướng, quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội chính là kênh ngân sách Nhà nước. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước phải dựa chủ yếu vào: Thuế, phí và lệ phí, phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia, từ nguồn tài sản công, từ vay nợ… Trong đó thu thuế và phí vẫn là nguồn quan trọng nhất.
Huy động vốn qua dân cư
Nguồn vốn trong dân cư luôn là nguồn tiềm năng tốt, nếu tỉnh biết cách tận dụng, huy động tốt nguồn vốn trong dân cư. UBND tỉnh cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân trong tỉnh bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã để lập các xí nghiệp,các hợp tác xã, làng nghề.
Để làm việc này, UBND tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện, nước, giao thông, cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn đầu tư, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp… để thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề phụ, đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống.
Cần đa dạng hoá các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư.
+ Đảm bảo sự bình đẳng và nghĩa vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Thực hiện ưu đãi hơn nữa về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mới đầu tư với thời gian miễn giảm dài hơn như các nước trong khu vực ASEAN.
+ Ưu đãi khuyến khích hơn nữa về thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp sử dụng thu nhập sau thuế , huy động lợi tức của cổ đông để tái đầu tư.
+ Sửa đổi chế độ khấu hao cơ bản theo hướng cho phép các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao và đã đảm bảo nghĩa vụ đối với ngân sách , được trích khấu hao gắn với các điều khoản của chính sách vay và trả nợ vốn.
+ Có quy chế bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước sử dụng phần lợi nhuận sau thuế, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển để thực hiện tái đầu tư cho sản xuất cũng như xây dựng cơ bản cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất.