Thực hiện kiểm toán đối với các khoản vay

Một phần của tài liệu 256 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục VAYTRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH (Trang 27 - 32)

a) Thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát:

- Mục đích của công việc này là dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về KSNB, KTV sẽ xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp.

- Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo 4 bước cụ thể:

Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc.

Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên bốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán các khoản vay, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ.

RRKS được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với khoản vay được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại.

Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)

Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ các khoản vay.

KTV thường sử dụng các thủ tục chủ yếu như: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu và thực hiện lại…

Thứ tư, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB.

Bảng đánh giá hệ thống KSNB bao gồm: Mục tiêu kiểm toán đối với vay nợ; thông tin mô tả thực trạng vay, bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tương ứng; nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; đánh giá về hệ thống KSNB đối với khoản mục này.

b) Thực hiện thủ tục phân tích:

Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với khoản mục vay là:

- So sánh số dư tài khoản vay năm nay với năm trước; so sánh các khoản vay chưa trả của năm nay so với năm trước.

- So sánh tỷ lệ vay trên tổng tài sản của năm nay với năm trước để thấy rõ sự biến động

- Tính toán lại số dư các khoản vay và so sánh với sổ theo dõi của đơn vị được kiểm toán, so sánh số dư, lãi vay các khoản năm nay so với năm trước.

- Tính toán lại lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng và các khoản phải trả hàng tháng.

Khi có sự thay đổi, chênh lệch lớn hay phát hiện nghiệp vụ bất thường, KTV phải kiểm tra chi tiết cách hạch toán, ghi sổ của đơn vị xem có sai sót không? Nếu không tìm được sai sót thì phỏng vấn nhân viên kế toán phụ trách phần hành đó để có giải trình phù hợp.

Đối với các khoản mục cụ thể, tùy thuộc vào từng mục tiêu mà KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp. Sau đây là các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế cho khoản mục vay.

Bảng 1.5: Bảng thủ tục kiểm tra chi tiết số dư ST

T Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán

1

Kiểm tra CSDL “sự hiện hữu” Các khoản vay ghi trên sổ kế toán là thực tế tồn tại.

+ Đối chiếu danh sách chi tiết những người cho vay với sổ chi tiết, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có).

+ Lập và gửi thư xác nhận đến một số những người cho vay có số dư lớn hoặc phát sinh lớn. + Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt. Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản vay sau ngày lập báo cáo tài chính.

2

Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”: Các khoản vay đã được tính toán, đánh giá chính xác.

- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số dư cuối kỳ theo quy định. KTV có thể tiến hành tính toán lại (nếu cần thiết)

3

Kiểm tra CSDL “cộng dồn”: Các khoản vay của đơn vị được tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác

- KTV lập bảng tổng hợp các khoản vay

- Kiểm tra, đối chiếu từng ngân hàng, cá nhân cho vay với các chứng từ gốc để xem xét về tính đầy đủ, chính xác của số dư

- So sánh số liệu trên bảng tổng hợp do KTV lập với số liệu trình bày trên các sổ tổng hợp, các BCTC của đơn vị

4

Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố”: Các khoản vay được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán.

- Kiểm tra thông tin trình bày trên BCTC về các khoản vay có phù hợp với quy định của chế độ kế toán không

- Kiểm tra sự nhất quán số liệu trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị và với bảng tổng hợp do KTV lập

Bảng 1.6: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ST

T Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán

1

Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” các nghiệp vụ vay, trả nợ tiền vay, lãi vay là thực tế phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn.

- Kiểm tra các chứng từ vay và trả nợ tiền vay, lãi vay như các hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy thông báo trả lãi, gốc của ngân hàng…của các nghiệp vụ đã ghi sổ. Xem các chứng từ trên có đầy đủ và được phê duyệt đúng đắn hay không. - So sánh, đối chiếu bút toán ghi sổ các TK 341, TK 635 với các TK đối ứng (TK 111, TK 112…)

2

Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”: các nghiệp vụ vay, trả nợ tiền vay, lãi vay đã được tính toán, đánh giá hợp lý, chính xác.

- Chủ yếu xem xét các nghiệp vụ vay và trả nợ vay bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ tính lãi vay. KTV tiến hành kiểm tra các cơ sở tính toán, cách tính toán và số liệu tính toán của đơn vị. Nếu thấy cần thiết, KTV tiến hành tính toán lại và so sánh với số liệu do đơn vị tính toán.

3

Kiểm tra CSDL “phân loại và hạch toán đầy đủ”: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản vay đều được ghi sổ đầy đủ, không ghi trùng hay bỏ sót

- Kiểm tra, so sánh số lượng bút toán ghi sổ liên quan đến các khoản vay với số lượng chứng từ tương ứng để phát hiện các trường hợp ghi nhầm hay bỏ sót

4

Kiểm tra CSDL “phân loại, hạch toán đúng đắn”: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản vay được ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán,

- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng, đầy đủ thông tin đảm bảo không lẫn lộn giữa nghiệp vụ vay với nghiệp vụ phải trả khác. - Kiểm tra việc hạch toán chính xác về số liệu của nghiệp vụ

- Kiểm tra việc hạch toán các nghiệp vụ đúng quan hệ đối ứng tài khoản

5

Kiểm tra CSDL “hạch toán đúng kỳ”: nghiệp vụ phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ vào kỳ ấy.

- Xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ của đơn vị

- Kiểm tra đối chiếu ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với ngày tháng phát sinh nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu 256 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục VAYTRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w