Sau khi gửi thư chào hàng và nhận được lời mời kiểm toán BCTC năm 2020 của khách hàng kiểm toán là Công ty TNHH ABC, để đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không, KTV của VINAUDIT phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước, đồng thời cập nhật một số thay đổi trong năm của đơn vị năm 2020 qua một số phương pháp nhanh như phỏng vấn.
Đối với các khách hàng cũ của mình, các KTV được giao làm trưởng nhóm kiểm toán thường là những người đã tham gia kiểm toán khách hàng này những năm trước đó. Sau khi thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết, KTV hoàn thành bảng đánh giá về Công ty TNHH ABC, đồng thời thực hiện phân tích đánh giá để đưa ra kết luận chấp nhận kiểm toán BCTC năm 2020 cho khách hàng ABC. Dưới đây là mẫu giấy tờ Phụ lục 2.2. Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng.
Sau khi ký kết Hợp đồng kiểm toán, VINAUDIT sẽ thực hiện bố trí nhân sự để tiến hành kiểm toán. Đặc điểm cuộc kiểm toán do VINAUDIT thực hiện là kiểm toán theo từng khoản mục, vì vậy trưởng nhóm kiểm toán sẽ dựa trên đặc điểm DN và mức độ trọng yếu để phân công nhóm khoản mục cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán sao cho công việc phù hợp với kinh nghiệm của từng người. Các thành viên sẽ hoàn thiện công việc kiểm toán đã được phân công của mình; còn trưởng nhóm kiểm toán sẽ có trách nhiệm tổng hợp lại kết quả kiểm toán của các thành viên để lên nhận xét sau kiểm toán.
1.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán của công ty Kiểm toán và Định giá Đại Việt, KTV của Công ty sẽ thực hiện các bức công việc sau:
a) Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng:
Tùy theo từng khách hàng mà KTV tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ thông tin về khách hàng. Anh Lê Văn Hiệp- Trưởng nhóm kiểm toán- phụ trách việc đánh giá sơ bộ thông tin ban đầu về khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống của công ty, mọi thông tin về khách hàng thu thập vào lần kiểm toán trước đó và được lưu trong hồ sơ kiểm toán những năm trước tại công ty. Do vậy, KTV chỉ cần thu thập thêm những thông tin về sự thay đổi trong chính sách kế toán tại khách hàng bằng cách phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu các bên liên quan, nghiên cứu thị trường, yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan, …
Công ty TNHH ABC bắt đầu được VINAUDIT cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC từ năm 2013 và là khách hàng thường niên của VINAUDIT cho tới nay nên KTV chỉ cần yêu cầu ABC cung cấp thêm các thông tin về sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống KSNB, nhân sự và công tác hạch toán của đơn vị trong quá trình kiểm toán. Các thông tin mới này cũng sẽ được lưu vào trong hồ sơ kiểm toán. Phụ lục 2.2. Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng.
KTV của VINAUDIT tiến hành các bước đánh giá tổng quát BCTC của Công ty TNHH ABC để có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đánh giá được khả năng tiếp tục hoạt động của công ty cũng như xem xét được các biến động liên quan đến các khoản vay tại đơn vị. KTV thu thập các BCTC đã được kiểm toán ở những năm trước, đặc biệt là BCTC trước kiểm toán năm 2020 mà đơn vị đã làm để thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ. Những chỉ tiêu có mối quan hệ đến khoản mục Vay sẽ được đánh giá biến động thông qua giá trị tuyệt đối cũng như tương đối ở năm 2020. Quá trình phân tích sơ bộ liên quan đến khoản mục Vay phần lớn được thực hiện dựa trên Bảng cân đối kế toán của khách hàng ABC.
Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN 31/12/2020 (Trước KT) 31/12/2019 (Sau KT) Chênh lệch Số tiền % A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 48,373,291,533 38,612,784,451 9,760,507,082 25.28 I.Tiền và các khoản
tương đương tiền 1,805,054,562 2,062,148,379 (257,093,818) (12.47)
1.Tiền 1,805,054,562 2,062,148,379 (257,093,818) (12.47)
II.Các khoản phải thu
ngắn hạn 10,818,991,918 5,878,610,732 4,940,381,186 84.04 1.Phải thu ngắn hạn khách hàng 8,779,624,858 3,172,703,518 5,606,921,340 176.72 2.Phải thu ngắn hạn khác 2,207,367,061 2,865,907,214 (658,540,154) (22.98) III.Hàng tồn kho 32,019,637,380 30,675,504,152 1,344,133,228 4.38 1.Hàng tồn kho 32,019,637,380 30,675,504,152 1,344,133,228 4.38 IV. TSNH khác 3,764,007,673 1,630,529,188 2,133,478,485 130.85 1.CP trả trước ngắn hạn 885,835,845 569,048,137 316,787,708 55.67 2.Thuế GTGT được khấu
trừ 2,876,213,042 1,061,481,051 1,814,731,990 170.96
3.Thuế và các khoản phải
thu Nhà Nước 1,958,786 - 1,958,786 #DIV/0!
B-TSDH 20,402,375,386 17,757,387,958 2,644,987,429 14.90
I.Các khoản phải thu DH 464,207,200 363,678,214 100,528,986 27.64
1.Phải thu DH khác 464,207,200 363,678,214 100,528,986 27.64
II.TSCĐ 16,704,344,306 14,291,285,786 2,413,058,519 16.88
1.TSCĐHH 16,704,344,306 14,291,285,786 2,413,058,519 16.88
-Nguyên giá 54,726,812,928 54,717,136,471 9,676,457 0.02
-Giá trị HMLK (1,794,812,901) (1,794,812,901) - - VI.TSDH khác 3,244,286,921 3,102,434,357 141,852,564 4.57 1.Chi phí trả trước DH 3,244,286,921 3,102,434,357 141,852,564 4.57 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 68,775,666,919 56,370,172,409 12,405,494,510 22.01 NGUỒN VỐN 31/12/2020 (Trước KT) 31/12/2019 (Sau KT) Chênh lệch Số tiền % A-NỢ PHẢI TRẢ 35,486,497,456 25,680,000,765 9,806,496,691 38.19 I.Nợ ngắn hạn 35,486,497,456 25,680,000,765 9,806,496,691 38.19 1.Phải trả người bán NH 5,321,134,390 4,429,228,292 891,906,098 20.14 2.Thuế và các khoản phải
nộp Nhà Nước 1,793,744,946 192,607,126 1,601,137,819 831.30
3.Phải trả người LĐ 120,444,800 1,528,566,240 (1,408,121,440) (92.12)
4.CP phải trả NH 240,513,240 227,147,394 13,365,846 5.88
5.Doanh thu chưa thực
hiện NH 472,894,546 - 472,894,546 #DIV/0!
6.Phải trả NH khác 3,415,177,583 2,136,157,357 1,279,020,226 59.87 7.Vay và nợ thuê tài chính 23,200,000,000 16,500,000,000 6,700,000,000 40.61 -Vay và nợ thuê tài chính
NH 10,500,000,000 16,500,000,000 (6,000,000,000) (36.36)
-Vay và nợ thuê tài chính
DH 12,700,000,000 - 12,700,000,000 #DIV/0!
8.Dự phòng phải trả NH - 463,924,188 (463,924,188) (100.00)
9.Quỹ khen thưởng phúc
lợi 3,053,152,752 1,453,152,568 1,600,000,184 110.11
II.Nợ dài hạn - - - #DIV/0!
B-VCSH 32,459,964,663 32,100,471,644 359,493,019 1.12
I.VCSH 32,459,964,663 32,100,471,644 359,493,019 1.12
1.Vốn góp của CSH 20,000,000,000 20,000,000,000 - -
-Cổ phiếu phổ thông có
quyền biểu quyết 20,000,000,000 20,000,000,000 - -
-Cổ phiếu ưu đãi - - - #DIV/0!
2.Quỹ đầu tư phát triển 12,355,903,644 12,355,903,644 - -
3.LNST chưa phân phối 409,661,019 - 409,661,019 #DIV/0!
-LNST chưa phân phối lũy
kế đến cuối kỳ trước - - - #DIV/0!
-LNST chưa phân phối kỳ
này 409,661,019 - 409,661,019 #DIV/0!
TỔNG CỘNG NGUỒN
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG
Về tài sản:
Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2019 là 56,370,172,409, đến thời điểm 31/12/2020 là 68,775,666,919, cuối năm so với đầu năm tăng 9,760,507,082 tương ứng với 25.28 %; Nguyên nhân chủ yếu là do:
-Phải thu khách hàng ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2019 là 3,172,703,518, đến thời điểm 31/12/2020 là 8,779,624,858, cuối năm so với đầu năm tăng 5,606,921,340 tương ứng với 176.72%
-Thuế GTGT được khấu trừ tại thời điểm 31/12/2019 là 1,061,481,051, đến thời điểm 31/12/2020 là 2,876,213,042, cuối năm so với đầu năm tăng 1,814,731,990 tương ứng với 170.96%
Chi phí trả trước ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2019 là 569,048,137, đến thời điểm 31/12/2020 là 885,835,845, cuối năm so với đàu năm tăng 316,787,708 tương ứng với 55,67%
Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2019 là 57,780,472,409, đến thời điểm 31/12/2020 là 67,946,462,119, cuối năm so với đầu năm tăng 10,165,989,710 tương ứng với 17,59%; nguyên nhân chủ yếu là do:
-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tại thời điểm 31/12/2019 là 192,607,126, đến thời điểm 31/12/2020 là 1,793,744,946, cuối năm so với đầu năm tăng 1,601,137,819 tương ứng với 831.30%
-Phải trả ngắn hạn khác tại thời điểm 31/12/2019 là 2,136,157,357, đến thời điểm 31/12/2020 là 3,415,177,583, cuối năm so với đầu năm tăng 1,279,020,226 tương ứng tăng 59,87%
-Vay và nợ thuê tài chính tại thời điểm 31/12/2019 là 16,500,000,000, đến thời điểm 31/12/2020 là 23,200,000,000, cuối năm so với đầu năm tăng 6,700,000,000 tương ứng với 40.61%
Sau khi soát xét sơ bộ, tùy vào mức độ phức tạp của công việc và năng lực của từng thành viên trong nhóm kiểm toán mà trường nhóm kiểm toán sẽ phân công công việc cụ thể.
c) Đánh giá hệ thống KSNB tại khách hàng:
KTV thực hiện đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng nhằm xét đoán mức RRKS dự kiến để đưa ra phương pháp kiểm toán thích hợp.
Đối với khoản mục vay, KTV tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc, bộ phận KSNB của Công ty khách hàng để thu thập các thông tin về việc có sự thay đổi trong hệ thống KSNB hay không.
Bảng 2.2. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay.
A610
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT
Tên khách hàng:Công ty TNHH ABC Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2020
Nội dung: Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản Vay Tên Ngày Người thực hiện LVH 25/01 Người soát xét 1 BTT 27/01 A. MỤC TIÊU:
Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan đến các khoản vay. Đánh giá về mặt thiết kế đối với các thủ tục kiểm soát chính đối với các khoản vay. Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản và có hiệu quả.
Câu hỏi Có Không Ghi chú
Nhân sự kế toán
1. Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán có được cập nhật thường xuyên không? 2. Có các văn bản quy định chức năng của các
nhân viên kế toán không?
3. Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính quy hay không?
Các khoản vay
1. Khách hàng có thường xuyên đối chiếu tiền vay với người cho vay không?
phải trả cho người vay hay không?
3. Khi tiến hành vay nợ, khách hàng có tính đến hiệu quả sử dụng dòng vốn hay không?
4. Khách hàng có theo dõi tình trạng trả nợ của từng món vay không?
5. Các hợp đồng vay có được theo dõi đầy đủ không?
6. Việc hạch toán các khoản vay và lãi vay có đúng kỳ không?
7. Lãi suất vay của khách hàng có hợp lý hay không?
Kết luận:
HTKSNB: Tốt Bình thường Không tốt RRKS: Thấp Trung bình Cao
Kết quả thu được như sau:
- KTV đánh giá mức độ RRKS đối với khoản mục Vay là Trung bình
- Hệ thống KSNB được thiết kế khá đầy đủ, hợp lý, vận hành tương đối hiệu quả trong việc ngăn cản và phát hiện kịp thời sai phạm.
Đồng thời căn cứ vào việc đánh giá sơ bộ môi trường kinh doanh của công ty ABC, trưởng nhóm kiểm toán nhận thấy Ban giám đốc của Công ty gồm những thành viên có trình độ, bộ phận kế toán hầu hết làm việc đúng chuyên ngành của mình, trong năm không có thay đổi đáng kể về nhân sự. Do đó RRTT của Công ty TNHH ABC được đánh giá là thấp.
d) Xác định trọng yếu và đánh giá rủi ro:
Xác định mức độ trọng yếu rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. VINAUDIT xác định mức độ trọng yếu đối với BCTC thông qua chỉ tiêu PM (mức độ trọng yếu kế hoạch) và MP (mức độ trọng yếu thực hiện).
Mức trọng yếu được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin thu thập được về hoạt động và số liệu trên BCTC của đơn vị được kiểm toán. Trưởng
trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán để đưa ra thủ tục kiểm toán đầy đủ và phù hợp. Các KTV thực hiện kiểm toán phải ước tính được mức sai sót có thể chấp nhận, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, ảnh hưởng của sai sót lên BCTC, để từ đó xác định nội dung, thời gian và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán.
Để đảm bảo tính thận trọng và nhất quán, VINAUDIT đã xây dựng hệ thống các tiêu chí để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán, được thể hiện trong Bảng xác định mức độ rủi ro trọng yếu:
Bảng 2.3. Xác định rủi ro trọng yếu
A710
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT Tên khách hàng:Công ty cổ phần ABC
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2020
Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH – THỰC TẾ) Tên Ngày Người thực hiện N.H 24/01 Người soát xét 1 M.T 25/01 A. MỤC TIÊU:
Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.
B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Nội dung Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức độ trọng yếu
Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế
Giá trị tiêu chí được chọn
(a) 2,832,768,16
8 2,936,469,586
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu:
-Lợi nhuận trước thuế: 5-10% -Doanh thu: 0,5-3%
-Tổng tài sản và vốn: 2%
Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 226,621,453 234,917,567 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%-75%) 135,972,872 140,950,540 Ngưỡng sai sót không đáng
kể/ sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% (tối đa) 5,438,915 5,638,022 Căn cứ vào bảng trên KTV chọn ra mức trọng yếu được để áp dụng khi thực hiện kiểm toán:
Chỉ tiêu được chọn Năm nay Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể 234,917,567 240,532,176
Mức trọng yếu thực hiện 140,950,540 144,319,306
Ngưỡng sai sót không đáng
kể/ sai sót có thể bỏ qua 5,638,022 5,772,772
Nhận xét: Chênh lệch về mức trọng yếu năm nay so với năm trước không đáng kể.
Từ các giấy tờ làm việc trên, có IR= Trung bình, CR= Trung bình nên KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu là Trung bình.
e) Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục vay:
Sau khi xác định rõ mục tiêu kiểm toán các khoản vay và xem xét, đánh giá các rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục này, KTV xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết cho Khoản mục Vay tại Công ty TNHH ABC như sau:
E310
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẠI VIỆT
Tên khách hàng:Công ty cổ phần ABC Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2020 Nội dung: Vay và nợ thuê tài chính
Tên Ngày
Người thực hiện ĐTMA 24/01 Người soát xét 1 CMH 25/01 THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I Thủ tục chung 1
Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
ĐTMA E120
Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
II Kiểm tra phân tích
1
So sánh số dư vay và nợ năm nay với năm trước, phân tích tỷ trọng số dư của các khoản vay và nợ so với tổng nợ phải trả và so sánh với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động.
ĐTMA E140
2 So sánh chi phí lãi vay kì này với kì trước, giữa các tháng trong kỳ. Tìm hiểu và giải thích các biến động bất thường.
ĐTMA E140
3 Đánh giá khả năng thanh toán của DN đối với các khoản vay/nợ đến hạn hoặc kế hoạch tái cơ cấu vay/nợ (nếu có).
ĐTMA E140
III Kiểm tra chi tiết ĐTMA E140
1
Thu thập bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm các khoản vay/nợ trong năm, đối chiếu với Sổ Cái.Đọc lướt sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng, …). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng.
ĐTMA E140
2
Đối chiếu giá trị của các khoản vay/nợ với các chứng từ gốc (phương án vay, hợp đồng cho vay, kế hoạch hoàn trả, chứng từ nhận/trả tiền vay, các phương thức đảm bảo tiền vay và nợ, v.v..) cũng như kiểm tra tính tuân thủ các điều