KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu 126 PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG DỊCH vụ PHÁP lý QUA THỰC TIỄN tại CÔNG TY LUẬT TNHH IWE (Trang 58 - 60)

Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu và phân tích một số quan điềm khác nhau về DVPL, tiếp cận chúng dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó làm rõ khái niệm và bản chất của DVPL cũng như hợp đồng DVPL. Cùng với đó, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá hợp đồng DVPL bằng cách đặt trong mối quan hệ tổng thể để so sánh với hợp đồng dân sự nói chung, để nhận diện các đặc điểm của hợp đồng DVPL nhằm đưa ra căn cứ cho việc xác định rõ ràng bản chất của hợp đồng DVPL.

Tương tự như vậy, khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về Hợp đồng DVPL tại chương này, đã làm rõ cơ sở pháp lý để các chủ thể hợp đồng DVPL thoả thuận thiết lập và thực hiện hợp đồng DVPL; giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vự Hợp đồng DVPL nhằm đảm bảo an toán về pháp lý cho các giao dich của tổ chức, cá nhân; góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp. Trong chương này, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ một số nội dung chủ yếu của pháp luật về Hợp đồng DVPL tại Việt Nam, gồm: pháp luật về chủ thể Hợp đồng DVPL; pháp luật về nội dung Hợp đồng DVPL; pháp luật về điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng DVPL; pháp luật về thực hiện Hợp đồng DVPL;…

Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của hệ thống pháp luật hợp đồng DVPL về những vấn đề nêu trên, trên cơ sở đó định hướng cho việc nghiên cứu áp dụng và thực hiện pháp luật tại Công ty Luật TNHH I&We cùng giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về Hợp đồng DVPL ở chương tiếp theo. Đó là pháp luật về Hợp đồng DVPL chưa được phát triển đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động DVPL, do đó các chủ thể gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Cụ thể là pháp luật về chủ thể Hợp đồng DVPL còn nhiều nội dung thể hiện sự bất cập, bất bình đẳng trong việc quy định điều kiện gia nhập thị trường của các nhà đầu tư kinh doanh DVPL trong nước với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài; còn thể hiện sự bất cập, bất bình đẳng trong quy định về đăng ký, cấp phép và quyền hành nghề giữa các tổ chức cung ứng các loại hình DVPL trong nước và tổ chức hành nghề nước ngoài tại Việt Nam; còn tồn tại mâu thuẫn, bất cập trong quy định về người thực hiện DVPL, về quyền hành nghề cung ứng DVPL giữa công dân Việt Nam và người nước

ngoài; còn có sự chưa rõ ràng trong quy định về người đại diện, người được uỷ quyền và uỷ quyền lại ký kết Hợp đồng DVPL; trách nhiệm của bên thứ ba đối với hiệu lực của giấy uỷ quyền; hình thức của hợp đồng uỷ quyền; Vấn đề năng lực chủ thể của chủ thể Hợp đồng DVPL chưa được xử lý khoa học và đồng bộ trong mối quan hệ của các chủ thể pháp luật nói chung.

Pháp luật về nội dung Hợp đồng DVPL cũng còn nhiều vấn đề chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Như: phạm vi DVPL; chất lượng DVPL; phương thức thực hiện Hợp đồng DVPL, phương thức nghiệm thu, giao nhận kết quả công việc và trách nhiệm vật chất của chủ thể do vi phạm Hợp đồng DVPL; cơ chế kiểm soát rủi ro còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, pháp luật về Hợp đồng DVPL còn thiếu những quy định dẫn chiếu áp dụng pháp luật trong trường hợp có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề. Một số quan hệ xã hội về DVPL chưa được pháp luật về Hợp đồng DVPL điều chỉnh đến.

Nghiên cứu, phân tích các vấn đề này, tác giả nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh quan hệ Hợp đồng DVPL hoặc có liên quan đến Hợp đồng DVPL, để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh Hợp đồng DVPL ở Việt Nam gồm nhiều hệ thống văn bản pháp luật khác nhau trong đó chủ yếu nhất là hệ thống pháp luật dân sự mà chủ yếu là chế định về hợp đồng trong BLDS 2015, chế định Hợp đồng dịch vụ trong LTM 2005 và các luật chuyên ngành về DVPL và nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến Hợp đồng DVPL khác. Qua đó đánh giá thực trạng của hệ thống văn bản này, nhằm đưa ra những giải pháp hữu ích để hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển hoạt động DVPL ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu 126 PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG DỊCH vụ PHÁP lý QUA THỰC TIỄN tại CÔNG TY LUẬT TNHH IWE (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w