LUẬT TNHH I&WE
1. Khái quát về Công ty Luật TNHH I&We: 1.1. Cơ sở pháp lý của Công ty Luật TNHH I&We:
Công ty Luật TNHH I&We (“Công ty”) có tên giao dịch bằng tiếng anh là I&We Limited Law Company và tên viết tắt là I&We Lawfirm. Công ty có địa chỉ trụ sở chính tại Số 6 ngõ 32 đường Ven Hồ Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Công ty được sở Tư pháp cấp phép hoạt động ngày 23 tháng 05 năm 2018 với giấy đăng ký hoạt động số 01021413/TP/ĐKHĐ và được Tổng cục thuế Hà Nội cấp mã số thuế số 0108321714 cùng với vốn điều lệ là 300.000.000 đồng ( Ba trăm triệu đồng).
Công ty hoạt động theo các quy định của LLS, Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp, ứng xử hành nghề luật sư, Nội quy quy chế này và các quyết định của Giám đốc Công ty;
Nguyên tắc hoạt động của Công ty: Lấy Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam XHCN và Đạo đức xã hội làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Luật sư Công ty không ngại khó, ngại khổ, dũng cảm để bảo vệ công lý, đấu tranh cho lẽ công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
1.2. Cơ cấu tổ chức:
Luật sư và chuyên viên tư vấn của Công ty là thành viên của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và các hiệp hội chuyên nghiệp khác, được đào tạo với những bằng cấp có uy tín hoặc đã từng làm cố vấn pháp lý tại những Công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam. Với môi trường học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, những Luật sư và chuyên viên tư vấn, chuyên viên pháp lý luôn là những chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý một cách uy tín và chất lượng.
Đứng đầu Công ty là Thạc sĩ, Luật sư điều hành Nguyễn Thu Hương. Đây là Luật sư có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn FLC, Tập đoàn Nam Cường,.. và đã từng tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án dân sự giúp bảo vệ thành công rất nhiều cá nhân và tổ chức.
Đồng thời với đó, Công ty có Phòng nghiệp vụ với các Luật sư, Thạc sĩ và cố vấn cấp cao trong lĩnh vực pháp lý, đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại phòng pháp chế, cố vấn pháp luật cho nhiều công ty, tập đoàn lớn ở Việt Nam. Bên cạnh
phòng nghiệp vụ là phòng kế toán với các chuyên gia tư vấn kế toán thuế doanh nghiệp, có trách nhiệm tư vấn thường xuyên về kế toán và thuế cho khách hàng. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ:
a) Chức năng của Công ty:
Với phương châm “ ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG”, Công ty lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp mình, I&We Lawfirm mong muốn trở thành đơn vị hỗ trợ pháp lý cho tất cả mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Công ty luôn cố gắng hỗ trợ – phục vụ quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, Công ty luôn tự đặt mình vào vị trí của khách hàng để có thể đưa ra những giải pháp pháp lý và phương thức giải quyết vấn đề triệt để, nhanh chóng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và giúp cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được vận hành một cách bền vững nhất, hiệu quả nhất. (Trích tại Hồ sơ năng lực của Công ty TNHH I&We).
b) Nhiệm vụ của Công ty:
Công ty Luật TNHH I&We có nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để mọi công dân sống và làm việc theo pháp luật; yêu cầu các cơ quan, tổ chức tuân thủ pháp luật, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và quyền lợi hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức. Đồng thời, tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, văn bản, chỉ ra tình trạng pháp lý và cung cấp những giải pháp pháp lý hữu ích phòng ngừa rủi ro, tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Cùng với đó, Công ty tham gia giải quyết tranh chấp, giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích giữa các tổ chức, các cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
1.4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu:
2. Thực hiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý tại Công ty Luật TNHH I&We: 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao kết và thực hiện hợp đồng DVPL tại Công ty Luật TNHH I&We:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng DVPL, tác giả nhận thấy Công ty Luật TNHH I&We chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:
Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước về giao kết và thực hiện hợp đồng DVPL có nhiệm vụ ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn về giao kết và thực hiện hợp đồng DVPL. Thực tế, hệ thống pháp lý về vấn đề này vẫn chưa bao quát được các vấn đề phát sinh. Vì vậy, việc giải quyết các vấn đề trên còn tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, có thể có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa có quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam còn có nhiều quy định chồng chéo, không có sự hệ thống, thống nhất với nhau, tạo nên sự khó khăn trong hoạt động cung ứng DVPL của Công ty.
b) Nguồn nhân lực:
Có thể nói trình độ, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của Ban giám đốc có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của Công ty bởi họ là người đứng đầu, quyết định mọi vấn đề lớn, nhỏ của Công ty. Tiếp đến là trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đây là một yếu tố cực quan trọng bởi họ chiếm phần lớn trong công ty và trực tiếp thực hiện các hoạt động cung ứng DVPL. c) Chất lượng và giá dịch vụ:
Ngoài hai nhân tố đã liệt kê ở trên, chất lượng và giá dịch vụ của Công ty cũng đóng góp rất lớn đến hoạt động cung ứng DVPL. Phần lớn, chất lượng sẽ quyết định giá dịch vụ và ngược lại. Tức khi chất lượng tốt thì kèm theo giá dịch vụ cao. Trên thực tế, không phải chủ thế nào cũng đề cao chất lượng mà không quan tâm tới giá dịch vụ.Vì vậy, Công ty Luật TNHH I&We thường có những gói dịch vụ khác nhau với chất lượng và giá dịch vụ phù hợp với điều kiện, nhu cầu của khách hàng.
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng DVPL tại Công ty Luật TNHH I&We:
a) Về giao kết hợp đồng DVPL:
Giao kết hợp đồng là một khâu quan trọng trong hoạt động của Công ty. Thông thường, giao kết hợp đồng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng:
nghe nội dung sự việc, ý kiến hay nguyện vọng của khách hàng là rất cần thiết,vì nếu tiếp nhận sai thông tin từ khách hàng thì toàn bộ DVPL mà phía Công ty cung cấp sẽ không có ý nghĩa đối với khách hàng và đặc biệt là không được trả phí; hoặc nếu khách hàng không có ấn tượng tốt thì sẽ gây bất lợi cho chính Công ty.
Một số nội dung cơ bản khi tiếp xúc với khách hàng mà tác giả đã thực hiện thực tiễn tại Công ty Luật TNHH I&We:
- Xác định mục tiêu của cuộc tiếp xúc: Chuyên viên tư vấn và luật sư của Công ty thường xác định mục tiêu cho từng cuộc tiếp xúc, các mục tiêu này rất đa dạng, nhìn chung bao gồm: Hình thành được mối quan hệ tin cậy giữa Công ty và khách hàng; tiếp nhận chính xác thông tin từ khách hàng, giúp cho khách hàng có thể đưa ra các quyết định phù hợp với quy định pháp luật; giúp cho khách hàng xây dựng được kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; giải quyết những công việc pháp lý mà khách hàng cần; thỏa thuận về thù lao và phí dịch vụ;…
- Lắng nghe, đặt câu hỏi và tóm tắt vấn đề: Trong quá trình lắng nghe và đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề, chuyên viên tư vấn và luật sư của công ty luôn xâu chuỗi các sự việc để tìm ra yếu tố mấu chốt.
- Đánh giá, phân tích yêu cầu của khách hàng: Có rất nhiều khách hàng đến Công ty Luật TNHH I&We với mong muốn có ngay được các ý kiến, giải pháp pháp lý nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, nội dung của vấn đề và kinh nghiệm nghề nghiệp của chuyên viên tư vấn và luật sư mà có thể chưa cung cấp ngay được các giải pháp pháp lý. Trong trường hợp này, chuyên viên tư vấn và luật sư của Công ty thường đặt lịch hẹn làm việc với khách hàng vào một thời điểm khác. Vì trên thực tế, khách hàng nào cũng muốn có ý kiến tư vấn được nghiên cứu kỹ càng và có giải pháp pháp lý tốt nhất.
Bước 2: Tư vấn và giới thiệu dịch vụ
Khi tiếp cận với bất kỳ một vấn đề pháp lý nào, chuyên viên tư vấn và luật sư phải tìm kiếm được cơ sở pháp lý cho các vấn đề có liên quan để làm khung hành lang pháp lý cho công việc mà chuyên viên tư vấn và luật sư đang thực hiện. Ví dụ, khi được khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc tư vấn và soạn thảo hợp đồng thương mại, chuyên viên tư vấn và luật sư phải tiếp cận với các văn bản
pháp luật có liên quan điều chỉnh về hợp đồng thương mại, để từ đó cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý cho khách hàng một cách chính xác và rõ ràng nhất, từ đó soạn thảo hợp đồng trên khung pháp lý đã được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Bên cạnh tìm kiếm cơ sở pháp lý cho vấn đề liên quan, các chuyên viên tư vấn và luật sư cũng cần nghiên cứu các tài liệu mà khách hàng cung cấp (các hồ sơ, chứng từ liên quan đến giao dịch khách hàng đang dự định thực hiện…). Việc nghiên cứu các tài liệu này giúp chuyên viên tư vấn và luật sư bổ sung thêm thông tin cho việc cung cấp ý kiến tư vấn và soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý
Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu các quy định pháp luật, tài liệu được cung cấp, chuyên viên tư vấn và luật sư sẽ đưa ra ý kiến tư vấn pháp lý đối với các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Nếu khách hàng có yêu cầu rõ ràng cho nội dung ý kiến tư vấn pháp lý thì chuyên viên tư vấn và luật sư sẽ cung cấp ý kiến tư vấn dựa trên cơ sở yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp yêu cầu tư vấn của khách hàng không rõ ràng, chuyên viên tư vấn và luật sư sẽ cung cấp ý kiến tư vấn cho những nội dung tổng quát và có liên quan, ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng.
Hình thức cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận và lựa chọn giữa khách hàng và bên cung cấp dịch vụ. Theo đó, chuyên viên tư vấn và luật sư có thể cung cấp tư vấn trực tiếp thông qua các buổi họp hoặc tư vấn thông qua email, thư tư vấn chính thức… Tuy nhiên, hình thức cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý thường được thực hiện qua hình thức email, thư tư vấn pháp lý để tiện cho sự tham khảo, lưu trữ và thực hiện sau này.
( Mẫu thư tư vấn được cập nhật ở phụ lục I)
Bước 4: Soạn thảo và ký kết hợp đồng
Trên cơ sở ý kiến tư vấn pháp lý, chuyên viên tư vấn và luật sư sẽ soạn thảo hợp đồng căn cứ vào quyết định và lựa chọn của khách hàng. Bởi vì hợp đồng là hành lang pháp lý quan trọng để các bên thực hiện giao dịch cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có sau này, do đó, việc soạn thảo hợp đồng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và đảm bảo được quy định pháp luật. Thông thường mỗi hợp đồng cụ thể sẽ có những nội dung khác nhau, tuy nhiên, công việc của chuyên viên tư vấn
và luật sư nói chung sẽ bao gồm trong việc soạn thảo, thiết lập các điều khoản về chủ thể, đối tượng, nội dung, phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại… Khi soạn thảo hợp đồng, chuyên viên tư vấn và luật sư cũng lưu ý việc soạn thảo hợp đồng phải đảm bảo quy định pháp luật về nội dung và hình thức, tránh rơi vào các trường hợp bị vô hiệu theo quy định BLDS.
Theo khoản 2, điều 26 LLS 2006 thì nội dung chính của hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có); - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Sau khi đã soạn thảo hợp đồng DVPL, nếu hai bên thỏa thuận và đồng ý thì đi đến ký kết hợp đồng. Tuỳ từng hợp đồng mà việc ký kết diễn ra khác nhau.
Hình thức của hợp đồng chủ yếu là bằng văn bản. Trong một số trường hợp do tính chất công việc đơn giản, thời gian ngắn, hợp đồng có thể do hai bên thoả thuận bằng miệng. Tác giả có bổ sung một mẫu hợp đồng tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp mà công ty đã thực hiện trong thời gian vừa qua tại phụ lục II.
Trong phụ lục cho thấy, nội dung dịch vụ chính là phạm vi công việc mà Công ty và khách hàng thỏa thuận tùy thuộc vào yêu cầu tranh tụng, tư vấn hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý khác. Những công việc này phải thuộc phạm vi dịch vụ mà Công ty được phép cung cấp cho khách hàng theo quy định của pháp luật. Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian Công ty và khách hàng thỏa thuận để hoàn thành nội dung dịch vụ cung cấp. Do quy định pháp luật hiện hành còn nhiều vấn đề bất cập nên Công ty thường không tự xác định nghĩa vụ phải bảo đảm thời hạn thực hiện hợp đồng theo ngày, tháng hay năm. Có nhiều trường hợp khách hàng đã yêu cầu Công ty phải xác định thời gian hoàn thành dịch vụ bằng ngày, tháng hay năm cụ thể, Công ty
thường giải thích cho khách hàng hiểu và đưa ra quyết định. Bởi lẽ, việc xác định nghĩa vụ hợp đồng như vậy sẽ nảy sinh sự bất lợi cho phía Công ty vì có thể vi phạm hợp đồng. Việc xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng DVPL là nội dung rất quan trọng, vì vậy, hợp đồng nào cũng bắt buộc phải có nội dung này. Thông thường, Công ty không được phép xác định cho mình nghĩa vụ phải đảm bảo kết quả của sự việc pháp lý, đồng thời, các quyền và nghĩa vụ của khách hàng cũng được xác định trên cơ sở khách hàng phải hợp tác mật thiết với Công ty như: Cung cấp một cách trung thực và chính xác tài liệu, chứng cứ mà mình có; Phối hợp với công ty trong việc tìm các nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ; Được Công ty cung cấp và bảo đảm chất lượng dịch vụ,… Song song với đó, một điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng DVPL là điều khoản về thù lao và phí dịch vụ. Cụ thể là mức thù lao, phí dịch vụ, phương thức thanh toán và tiến độ thanh toán trong trường hợp được trả nhiều