Mối quan hệ của nguyên tắc hai cấp xét xử với các nguyên tắc khác của Luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 27 - 31)

nguyên tắc khác của Luật tố tụng dân sự

1.3.1. Nguyên tắc hai cấp xét xử với nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà n- ớc, có tác dụng bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà n- ớc đ- ợc nhịp nhàng, đồng bộ và phát huy hiệu lực của Nhà n- ớc và bảo đảm công bằng xã hội. Hoạt động TTDS là một dạng hoạt động pháp luật nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, vì vậy, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTDS là một nhu cầu khách quan của hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTDS yêu cầu mọi hoạt động TTDS của ng- ời tiến hành tố tụng, ng- ời tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo quy định của pháp luật TTDS; mọi hành vi vi phạm pháp luật trong TTDS đều

phải đ- ợc xử lý và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng phải theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong dân sự, đảm bảo tính chính xác trong xét xử VADS. Việc thực hiện đúng nguyên tắc pháp chế bảo đảm cho nguyên tắc hai cấp xét xử đ- ợc tôn trọng và thực hiện trong hoạt động xét xử VADS.

1.3.2. Với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ- ơng sự

Nguyên tắc hai cấp xét xử đã là nguyên tắc mà việc thực hiện nhằm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đ- ơng sự trong TTDS. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ- ơng sự cũng là nguyên tắc đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ- ơng sự tại Tòa án. Theo đó, đ- ơng sự có thể tự mình hoặc thông qua ng- ời khác có kiến thức pháp luật biện hộ cho họ tr- ớc Tòa án. Thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đ- ơng sự trong hai cấp xét xử là đảm bảo quyền tự bảo vệ của đ- ơng sự thông qua Tòa án, việc xét xử phúc thẩm tạo điều kiện cho đ- ơng sự đ- ợc tham gia tố tụng một lần nữa ở Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, vụ án đã đ- ợc xét xử ở cấp sơ thẩm, pháp luật vẫn quy định đ- ơng sự có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp trên và Tòa án cấp trên phải xét xử lại vụ án.

Xét xử lại VADS theo thủ tục phúc thẩm là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng khi đ- ơng sự có kháng cáo, không thỏa mãn với những gì cấp sơ thẩm đã xét xử. Bằng ý thức chủ quan của mình, họ cho rằng việc xét xử ở cấp sơ thẩm không khách quan, không bảo vệ đ- ợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, yêu cầu Tòa án cấp trên của Tòa sơ thẩm phải xét xử lại để bảo vệ quyền lợi cho đ- ơng sự. Thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy, qua xét xử phúc thẩm, không phải bao giờ việc xét xử ở cấp sơ thẩm đã sai. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền bảo vệ của đ- ơng sự, dù qua nghiên cứu hồ sơ vụ án ở cấp sơ thẩm, Tòa phúc thẩm thấy việc xét xử là khách quan, đúng pháp luật thì cũng không đ- ợc từ chối việc xét xử lại vụ án.

1.3.3. Với nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, ng- ời tiến hành tố tụng Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, ng- ời tiến hành tố tụng đặt ra yêu cầu cơ quan, ng- ời tiến hành tố tụng phải tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo đảm việc xét xử đ- ợc đúng đắn. Vì vậy giữa nguyên tắc này và nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS có cùng chung một mục đích, sự gắn với nhau của nguyên tắc hai cấp xét xử với nguyên tắc này là: cùng nhau thực hiện mục đích của việc xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đ- ơng sự. Một VADS có bị xét xử lại khi có kháng cáo, kháng nghị không phụ thuộc vào những ng- ời tiến hành tố tụng trong vụ án sẽ có tác dụng nâng cao đ- ợc trách nhiệm của cơ quan, ng- ời tiến hành tố tụng trong việc giải quyết VADS. Ng- ợc lại, việc đề cao trách nhiệm của cơ quan, ng- ời tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án ở Tòa án các cấp sẽ bảo đảm vụ án đ- ợc xét xử đúng đắn, các quyền và lợi ích hợp pháp đ- ợc bảo đảm.

1.3.4. Với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Cá nhân, tổ chức khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, bị tranh chấp, có quyền khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu giải quyết. Khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các đ- ơng sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho việc tranh chấp giữa các bên. Tại Tòa án dân sự, các đ- ơng sự đều có quyền đ- a ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án chỉ có thể giải quyết đúng đắn VADS khi có đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của vụ việc đã đ- ợc làm sáng tỏ. Nội dung của nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS xác định khi đ- a ra yêu cầu hay bác bỏ yêu cầu của ng- ời khác đ- ơng sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để làm rõ các yêu cầu của mình hay bác bỏ yêu cầu của ng- ời khác. Tr- ờng hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ng- ời khác thì

cũng có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh nh- đ- ơng sự. Việc đ- a ra đầy đủ những chứng cứ sẽ giúp Tòa án xác định chính xác các tình tiết của vụ án cũng nh- tạo thuận lợi cho Tòa án ra bản án, quyết định chính xác và đúng pháp luật, hạn chế việc kháng cáo, kháng nghị và khiếu nại các bản án, quyết định.

Việc thực hiện hai cấp xét xử có tác dụng bảo đảm cho các đ- ơng sự thực hiện tốt nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của họ. Bởi, đ- ơng sự có thêm điều kiện, cơ hội để thực hiện nghĩa vụ này của họ ở cả Tòa án cấp phúc thẩm. Ngoài ra, nguyên tắc này còn có mối quan hệ với các nguyên tắc khác trong TTDS nh- nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án; nguyên tắc giám đốc xét xử... Nh- vậy, nguyên tắc hai cấp xét xử xác định Tòa án xét xử qua hai cấp, là nguyên tắc có mối quan hệ chặt chẽ các nguyên tắc khác của Luật TTDS, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đồng thời, các nguyên tắc khác của TTDS chính là những bảo đảm vững chắc để việc xét xử của Tòa án ở các cấp xét xử đ- ợc diễn ra nhanh chóng, giải quyết khách quan, đúng đắn các yêu cầu của đ- ơng sự, tránh cho việc xét xử phải kéo dài.

Ch- ơng 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)