Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 69 - 85)

Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

3.1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự tố tụng dân sự

3.1.1. Khái quát thực tiễn thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, những năm gần đây việc giải quyết các vụ án dân sự tại hai cấp xét xử trong cả n- ớc nh- sau:

Năm 2007, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đ- ợc 171.681 vụ việc trong tổng số 188.992, đạt 90,84%, trong đó: các Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết 153.477 vụ việc trong số 169.737vụ việc đã thụ lý, đạt 90,4%, các Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết 17.413 vụ việc trong tổng số 18.389 vụ việc đã thụ lý, đạt 94,7% [70, tr. 6-7]

Năm 2008, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đ- ợc 174.768 vụ việc trong tổng số 192.336 vụ việc, đạt 90,86%, trong đó: các Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết 157.096 vụ việc trong số 173.756 vụ việc đã thụ lý, đạt 90,4%, các Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết 16.825 vụ việc trong tổng số 17.681 vụ việc đã thụ lý, đạt 95,2% [55, tr. 7-9]

Năm 2009, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc; đã giải quyết, xét xử đ- ợc 194.358 vụ việc, đạt tỉ lệ 90,7%. Trong đó, các Tòa án giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 177.417 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 15.893 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.048 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết

định bị hủy là 1,55% (do nguyên nhân chủ quan là 1,42% và do nguyên nhân khách quan là 0,13%), bị sửa là 2,64% (do nguyên nhân chủ quan là 1,91% và do nguyên nhân khách quan là 0,73%). So với năm tr- ớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,14%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,39% [55, tr. 9].

Năm 2010, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 215.741 vụ việc; đã giải quyết, xét xử đ- ợc 194.372 vụ việc (đạt 90%). Trong đó, các Tòa án đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 180.022 vụ việc; các Tòa án đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm 13.032 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,6% (do nguyên nhân chủ quan là 1,47% và do nguyên nhân khách quan là là 0,13%); bị sửa là 2% (do nguyên nhân chủ quan là 1,5% và do nguyên nhân khách quan là là 0,5%). So với cùng kỳ năm tr- ớc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,005%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,41% [58].

Năm 2011, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử đ- ợc 222.386 vụ việc, đạt 90%, tăng hơn cùng kỳ năm tr- ớc 28.014 vụ việc; trong đó, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 207.230 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.730 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.426 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,9% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). So với năm 2010, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1% [59].

Kết quả xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm dựa vào số l- ợng vụ án đ- ợc thụ lý và số l- ợng vụ án bị kháng cáo kháng nghị. Trong khi đó, kết quả xét

xử của Tòa án cấp phúc thẩm là kết quả của số l- ợng vụ án đ- ợc thụ lý và kết quả những vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó, chất l- ợng xét xử của hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn đ- ợc dựa trên nội dụng của việc bản án quyết định có bị hủy để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm hay sơ thẩm hay không. Nếu ở cấp phúc thẩm, số l- ợng vụ án dân sự chiếm khoảng 10% so với cấp sơ thẩm thì ở giám đốc thẩm, tái thẩm, số l- ợng vụ án đ- ợc xem xét chiếm khoảng 25% đến 35% các vụ việc đ- ợc xét xử ở cấp phúc thẩm.

Chất l- ợng giải quyết VADS về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, việc phải giải quyết vụ án tại cấp cao hơn có xu h- ớng giảm, việc kháng nghị vụ án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không nhiều và giảm trông thấy qua từng năm. Những tranh chấp dân sự trong xã hội ngày càng nhiều và tính chất vụ việc càng trở nên phức tạp, với sự ra đời của BLTTDS 2004, qua bảy năm thực hiện, việc áp dụng pháp luật của Tòa án, đặc biệt là của các Thẩm phán đã có những chuyển biến v- ợt bậc, có thể nói đó là sự nhuần nhuyễn trong việc áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, số l- ợng vụ án dân sự bị kháng cáo, kháng nghị trong những năm đầu thi hành BLTTDS chiếm 10% theo thủ tục phúc thẩm, ở giám đốc thẩm và tái thẩm là khoảng 50% thì đến năm 2009 và 2010 số l- ợng đó chỉ còn khoảng 7 - 8% theo thủ tục phúc thẩm, và 6% theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Đến năm 2011, vụ án dân sự bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 6,6%, ở giám đốc thẩm và tái thẩm là 10,4%.

Tuy số l- ợng các vụ việc dân sự phải thụ lý, giải quyết tại các TAND là rất lớn, trong đó có nhiều tranh chấp về nhà đất, về thừa kế, sa thải ng- ời lao động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động rất phức tạp, về cơ bản đã đ- ợc Tòa án giải quyết, hạn chế tình trạng tồn đọng án. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, các Tòa án đã làm rõ các quan hệ pháp luật có tranh chấp, áp dụng đúng các quy định của Bộ luật dân sự, BLTTDS và các văn bản pháp

luật có liên quan; thực hiện tốt tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng và theo tinh thần cải cách t- pháp, nên chất l- ợng giải quyết các vụ việc dân sự cũng tiếp tục đ- ợc nâng nên. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh th- ơng mại bị hủy để giải quyết năm sau giảm hơn năm tr- ớc. Công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự của ngành TAND về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các giao l- u dân sự, kinh doanh, th- ơng mại, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của các đ- ơng sự.

Bên cạnh những kết quả đạt đ- ợc, việc xét xử của TAND tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn tồn tại những vấn đề sau

Thứ nhất, về vấn đề thu thập chứng cứ.

Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. Chỉ khi thu thập đầy đủ chứng cứ thì Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế còn có không ít các tr- ờng hợp Tòa án giải quyết vụ án khi ch- a đầy đủ các chứng cứ, dẫn đến quyết định tại bản án tuyên ch- a đủ căn cứ và bị Tòa án cấp trên hủy để giải quyết lại.

Ví dụ: Nguyên đơn sau khi nhận chuyển nh- ợng đất của ng- ời khác

đã chuyển nh- ợng lại cho bị đơn 500m2 đất, nh- ng không ghi tứ cận. Bị đơn

đã nhận đất, trả tiền và làm hàng rào B40. Trên thực tế bị đơn sử dụng

603,3m2 đất (thừa ra so với giấy tờ chuyển nh- ợng là 103,3m2); phần đất còn

lại của nguyên đơn cũng thừa ra 24,4m2 so với diện tích đất khi nguyên đơn

mua của chủ cũ. Ba năm sau, nguyên đơn khởi kiện đề nghị hủy hợp đồng chuyển nh- ợng quyền sử dụng đất với lý do bị đơn đã lấn sang đất của nguyên đơn. Tòa án cấp sơ thẩm giữ nguyên hiện trạng đất cho cả hai bên đ- ơng sự và

Tòa án cấp phúc thẩm buộc bị đơn phải trả nguyên đơn 103,3m2 đất (số đất

mà bị đơn thừa ra so với lúc chuyển nh- ợng) đều là ch- a đủ căn cứ vì ch- a làm rõ nguồn gốc của số đất d- ra (vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa

nguyên đơn là bà Lê Thị Tuyết N- ơng và ông Tr- ơng Văn Thời với bị đơn là bà Nguyễn Kim Thông và ông Bao Hùng Tráng - Quyết định giám đốc thẩm số 157/2009/DS-GĐT ngày 28/4/2009 của Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối cao) [53, tr. 29-30].

Đ- ơng sự tranh chấp thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, nh- ng không thống nhất đ- ợc diện tích. Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản thửa đất số 984 có nguyên đơn là chị Ngô Thị Cẩm Vân với bị đơn là ông Ngô Tấn Lâm (Quyết định giám đốc thẩm số 739/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa Dân sự - TANDTC) thửa đất có số đo khác nhau: theo biên bản đo đạc

lập ngày 10/01/2007 thì diện tích là 4.975m2; Viện kiểm sát xác định diện tích là

5.652m2. Lẽ ra trong tr- ờng hợp này, Tòa án các cấp phải yêu cầu cơ quan chức

năng đo đạc để xác định chính xác diện tích thửa đất làm căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không yêu cầu đo đạc nh- ng xác định diện

tích đất tranh chấp có số đo 5.652m2 là ch- a đủ căn cứ [53, tr. 29-30].

Khi giải quyết vụ án, Tòa án không điều tra, xem xét thực tế nội dung tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, dẫn đến việc bản án không thực thi đ- ợc trên thực tế. Đó là vụ tranh chấp giữa bà Lê Thị Anh Th- và vợ chồng ông D- ơng Quang Chính - Tr- ơng Thị T- . Theo hợp đồng đ- ợc lập ngày 12/12/2009 tại văn phòng công chứng Ngọc Yến (Hòa An, Cẩm Lệ), hợp đồng mua bán nhà ở giữa hai bên đ- ợc xác định là ngôi nhà có t- ờng xây, mái ngói, có

gác lửng, diện tích xây dựng 136,3m2 trên diện tích đất 239,2m2 thuộc thửa 96, tờ

bản đồ 40, tại tổ 22, ph- ờng Khuê Trung, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, thời hạn giao nhà là 30 ngày. Song ông Chính không giao nhà và cho rằng việc mua bán bị ép buộc và hiện trạng ngôi nhà không phải nh- ghi trong hợp đồng. Ngày 26/5/2010 bà Th- đã khởi kiện, Tòa án quận Cẩm Lệ đã mở phiên

tòa xét xử ngày 30/09/2010 và tuyên: "Buộc vợ chồng ông Chính giao cho bà

Th- căn nhà có kết cấu t- ờng xây, mái ngói, có gác lửng, diện tích xây dựng 163,6m2 trên diện tích đất 239,2m2, thuộc thửa đất số 96, tờ bản đồ 40". Ông Chính kháng cáo, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đ- a vụ án ra xét xử

ngày 14/4/2011 và y án sơ thẩm. Nh- ng khi ra quyết định thi hành án, Chi cục Thi hành án quận Cẩm Lệ phát hiện ngôi nhà của vợ chồng ông Chính không đúng nh- hai cấp xét xử đã tuyên, nên không thi hành án đ- ợc.

Thực tế ngôi nhà của ông Chính là ngôi nhà 3 tầng, mái lợp tôn, có tổng

diện tích sử dụng là 384,78m2, đ- ợc xây dựng năm 2004, nh- ng ông Chính không

làm thủ tục chỉnh sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Nên cả hai cấp Tòa án, nguyên đơn và văn phòng công chứng đều xác định sai đối t- ợng mua bán, dẫn đến việc xét xử sai và không thi hành án đ- ợc [44].

Thứ hai, việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án ch- a chính xác dẫn đến sai lầm và vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Ví dụ: Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là anh Trần Xuân Hà với bị đơn là ông Trần Văn Hách (Quyết định giám đốc thẩm số 396/2008/DS-GĐT ngày 26/12/20082009 của Tòa Dân sự - TANDTC) Đây là vụ án mới chỉ thể hiện diện tích đất tranh chấp, đ- ơng sự chỉ mới đứng tên trên sổ mục kê và không thuộc tr- ờng hợp tranh chấp tài sản gắn liền với đất, nh- ng Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết. Đây là tr- ờng hợp ch- a có các giấy tờ theo quy định của Điều 50 Luật đất đai năm 2003 nên tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân. Theo Điều 136 Luật đất đai, thì TAND có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đ- ơng sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ đ- ợc quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật đất đai và các tranh chấp tài sản gắn liền với đất [53, tr. 27].

Hoặc tranh chấp giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Chính với bị đơn là bà Hà Thị He (Quyết định giám đốc thẩm số 120/DS-GĐT ngày 14/4/2009 của Tòa Dân sự - TANDTC) Vụ án này khi Tòa án thụ lý thì đ- ơng sự đang định định c- tại Mỹ và ng- ời này xin đ- ợc tham gia tố tụng ở cấp sơ thẩm. Do đó, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh, nh- ng Tòa án cấp huyện lại thụ lý, xét xử và không đ- a ng- ời đang định c- tại Mỹ vào tham gia tố tụng là vi phạm về thẩm quyền giải quyết [53, tr. 28].

Thứ ba, việc xét xử vụ án dân sự v- ợt phạm vi giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm và việc Tòa án sơ thẩm bỏ sót ng- ời tham gia tố tụng, Tòa phúc thẩm phát hiện và đ- a vào tham gia tố tụng và buộc ng- ời đó phải chịu nghĩa vụ là vi phạm nghiêm trọng về phạm vi xét xử phúc thẩm.

Ví dụ: Tháng 3-2009, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng hùn vốn mở lò đ- ờng giữa hai ông Võ Văn Tám, Nguyễn Văn Bảy với ông Lê Văn Tấn (cùng ngụ huyện Tân Hiệp).

Sau phiên phúc thẩm, ông Tấn (bị đơn) đã liên tục khiếu nại, yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm vì cho rằng TAND tỉnh Kiên Giang đã xét xử v- ợt quá án sơ thẩm...

Theo hồ sơ, lò đ- ờng trên hoạt động từ năm 1983, do bốn ng- ời cùng hùn vốn xây dựng. Năm 1985, các ông giao lò cho Nhà n- ớc quản lý. Một năm sau, Nhà n- ớc trả lại lò đ- ờng cho họ. Mâu thuẫn trong việc phân chia lò đ- ờng, các bên đ- a nhau ra tòa. Trong bốn thành viên hùn vốn có một ng- ời hùn bằng số l- ợng tài sản không đáng kể nh- sắt phi, lúa và một con heo nên đã tự nguyện đứng ngoài, không tham gia tranh chấp.

Vụ án đ- ợc đ- a ra xét xử từ năm 1990 cho đến năm 2005 vẫn không ngã ngũ bởi bốn lần Tòa sơ thẩm xử là bốn lần Tòa phúc thẩm hủy án. Đến tháng 7-2008, TAND huyện Tân Hiệp mở phiên sơ thẩm lần năm. Tại phiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)