Các bước áp dụng Mizusumashi 1) Bước 1: Khảo sát chẩn đoán

Một phần của tài liệu 2.-Bang-kiem-soat-san-xuat (Trang 45 - 46)

4) Bước 4: Thực hiện cải tiến

4.1.1.Các bước áp dụng Mizusumashi 1) Bước 1: Khảo sát chẩn đoán

1) Bước 1: Khảo sát chẩn đoán

Việc khảo sát chẩn đoán hiện trạng năng suất và chất lượng của doanh nghiệp nhằm xác định thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai, những tiềm năng/tồn tại liên quan đến công cụ triển khai, minh họa bằng hình ảnh và số liệu, đề xuất và kiến nghị. Bước này đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình triển khai dự án cải tiến nhằm xác định xem tiềm năng áp dụng Mizusumashi của doanh nghiệp, liệu rằng doanh nghiệp có đủ điều kiện hay phù hợp triển khai công cụ nào đó không? Đây cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp.

Một số gợi ý tiềm năng áp dụng Mizusumashi để giải quyết các tồn tại sau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tồn tại các điểm thắt cổ chai nào đó trong quá trình sản xuất;

Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt, ổn định;

Doanh nghiệp có khó khăn liên quan đến luân chuyển nguyên vật liệu, trang thiết bị dụng cụ trong quá trình sản xuất;

nguyên nhân do máy móc thiết bị);

Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị chưa tối ưu;

Sơ đồ mặt bằng chưa được bố trí hợp lý, công nhân có phải thường xuyên di chuyển nhiều để hoàn thành công việc;

Chu kỳ sản xuất chưa phù hợp;

Việc quản lý kho chứa nguyên nhiên liệu và phân phối cho khu vực sản xuất gặp khó khăn;

Việc phân bổ công việc giữa các cá nhân, phòng ban, đơn vị của doanh nghiệp chưa hợp lý;

Phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các phòng ban về đảm bảo tiến độ và số lượng, chủng loại của đơn hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình và chính sách của doanh nghiệp.

…

Một phần của tài liệu 2.-Bang-kiem-soat-san-xuat (Trang 45 - 46)