Các yếu tố tác động đến Quản lý trực quan:

Một phần của tài liệu 2.-Bang-kiem-soat-san-xuat (Trang 73 - 75)

2) Bước 2: Khởi động

5.1.1. Các yếu tố tác động đến Quản lý trực quan:

Trong quá trình vận dụng Quản lý trực quan, cần quan tâm đến các yếu tố chính tác động đến Quản lý trực quan là con người, quá trình và hàng tồn kho.Khi tuyển dụng người, quá trình được thiết lập, hàng tồn kho được lưu trữ và vận chuyển, sẽ tạo cơ hội cho việc thay đổi tích cực Quản lý trực quan.

1) Con người

Bất kể tổ chức là doanh nghiệp lớn phức tạp hay là doanh nghiệp nhỏ,đơn giản, con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế, lập kế hoạch, sản xuất, kiểm tra và kiểm soát. Con người là yếu tố đảm bảo cho công việc đáp ứng chi phí, chất lượng và cam kết giao hàng.

Sự kết hợp giữa trí não của con người và làm việc tay chân cùng nhau là ví dụ lớn của điều chỉnh đa trục; nhưng sự kết hợp ba chiều giữa mắt, não và tay chân là ví dụ tối thượng của cảm biến (mắt), sáng suốt (não), và thực hành (tay). Không giống cảm biến mà đơn giản thể hiện tình trạng của sự biến đổi một vài thiết bị, mắt con người có thể cảm nhận, não có thể tư duy, và ta có phản xạ ngay lập tức với sự biến đổi. Bản chất không hoàn hảo của tư duy đòi hỏi sự đơn giản, đào tạo và đào tạo lại khi học hỏi quá trình mới.

2) Quá trình

Quá trình là tổng hợp các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Như vậy , tổ chức là một quá trình; cuộc sống là một quá trình; phòng bán hàng là một quá trình, cũng như phòng nghiên cứu, kỹ thuật, tài chính, thiết kế, kế hoạch, và các hoạt động môi trường. Một quá trình sản xuất có thể đã thành khuôn mẫu, nhưng nó vẫn là quá trình với đầu vào, đầu ra và các bước sáng tạo được tiến hành giữa nhiều thứ tạo nên sự khác biệt. Các quá trình thông thường gồm một số khía cạnh đặc trưng:

Thời gian (thời gian của quá trình và thời gian chuyển đổi hoặc đổi chuyền);

Khía cạnh con người (ví dụ: thuê, đào tạo và giao tiếp);

Ảnh hưởng của sự thay đổi kỹ thuật, chi phí và nguyên vật liệu đầu vào và các thành phần không phù hợp.

Đối với khối vận hành trong nhà máy sản xuất, càng nhiều hàng tồnkho trên giá càng đảm bảo cho quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, đối với các nhà quản lý càng mong giảm thiểu hàng tồn kho, đưa hàng tồn kho về mức quy định, giới hạn tối thiểu - tối đa, và sắp xếp lại lượng giới hạn dưới.

Một phần của tài liệu 2.-Bang-kiem-soat-san-xuat (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w