Các tiêu chuẩn an toàn cần quan tâm khi phân tích sự cố SGTR

Một phần của tài liệu Tính toán phân tích an toàn thủy nhiệt cho sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi lò phản ứng apr 1400 bằng phương trình relap 5 (Trang 29 - 30)

Trong sự cố vỡống tube bình sinh hơi có rất nhiều khía cạnh về mặt an toàn cần

được quan tâm. Đầu tiên là sự biến thiên về áp suất do việc mất áp suất do sự dò áp từ vòng sơ cấp sang vòng thứ cấp gây nên. Tiếp đến là tốc độdòng dò cũng như tổng khối

lượng chất tải nhiệt dò từ vòng sơ cấp sang vòng thứ cấp là bao nhiêu. Bên cạnh đó,

như đã được giới thiệu ở phần trên, sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi thuộc dạng sự cố cơ bản theo thiết kế (DBA) do đó các tiêu chuẩn an toàn cho sự cố vỡ ống tube bình

sinh hơi nhìn chung cũng dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá về an toàn cho một sự cố DBA đó là:

(1) Xác suất xảy ra khủng hoảng sôi tại mọi vị trí trong vùng hoạt phải thấp. Tiêu chuẩn này thường được thể hiện rằng xác suất 95% với độ tin cậy 95% của thanh nhiên liệu không rời khỏi độ sối nhân (DNB).Các hiệu chỉnh DNBR dùng trong phân tích cần được dựa trên số liệu thực nghiệm liên quan đến các điều kiện làm mát vùng

27

hoạt cũng như thiết kế nhiên liệu. Tiêu chuẩn này cũng tương đương với tiêu chuẩn giá trị DNBR nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 1.17

(2) Áp suất chất tải nhiệt lò phản ứng và áp suất trong hệ thống hơi chính được

duy trì dưới một giá trị đặt ra từtrước (cụ thể, giá trị đó khoảng 135% áp suất thiết kế

trong sự cố ATWS, và bằng 110% trong các sự cố DBA khác). Tiêu chuẩn này đảm bảo duy trì tính nguyên vẹn trong cấu trúc của hệ thống tải nhiệt lò phản ứng.

Một phần của tài liệu Tính toán phân tích an toàn thủy nhiệt cho sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi lò phản ứng apr 1400 bằng phương trình relap 5 (Trang 29 - 30)