Khái niệm node hóa và một số yêu cầu cơ bản khi thực hiện node hóa

Một phần của tài liệu Tính toán phân tích an toàn thủy nhiệt cho sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi lò phản ứng apr 1400 bằng phương trình relap 5 (Trang 34 - 35)

Khi thực hiện các tính toán về thủy nhiệt bằng chương trình RELAP 5 người sử

dụng phải làm quen với khái niệm sơ đồ node hóa. Việc node hóa là việc mô phỏng một cách đơn giản hóa các mô hình trong hệ thống thành các yếu tố hình học dạng ống (pipe), dạng nhánh (Branch), dạng vành khăn (Anuulus) hay một số dạng đặc biệt khác và chia chúng thành các thể tích kiểm soát hay các node. Như chúng ta đã biết RELAP

32

tính toán chi tiết. Do vậy các mô hình khi được mô phỏng sẽđược chia thành nhiều thể

tích kiểm soát với các mối nối (junction) đầu vào và đầu ra. Các mối nối này kết nối các thể tích kiểm soát lại với nhau thành các dạng hình học hay các thành phần cụ thể.

Chương trình sẽ tính toán trung bình các đặc tính của chất lỏng tại tâm của khối thể

tích kiểm soát trong suốt mô hình và các đại lượng vectơ của chất lỏng tại các mối nối. Việc node hóa đơn giản nhất của một mô hình là chia mô hình đó thành các thể

tích kiểm soát hay các node có cùng kích thước hình học. Tuy nhiên việc lựa chọn

kích thước cho một thể tích kiểm soát cũng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: tính ổn

định về số học, thời gian chạy và miền hội tụ. Tính ổn định về số học đòi hỏi tỷ số giữa chiều dài và đường kính trong tất cả các node phải được lớn hơn 1 và không làm ảnh

hưởng tới miền hội tụ của kết quả. Bởi lẽkích thước này sẽảnh hưởng trực tiếp tới thời gian chạy của chương trình, với kích thước node nhỏ hơn thì bước thời gian lớn nhất

cũng nhỏhơn đểđảm bảo tính ổn định về số học.

Một phần của tài liệu Tính toán phân tích an toàn thủy nhiệt cho sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi lò phản ứng apr 1400 bằng phương trình relap 5 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)