Cấu trúc của chương trình RELAP5

Một phần của tài liệu Tính toán phân tích an toàn thủy nhiệt cho sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi lò phản ứng apr 1400 bằng phương trình relap 5 (Trang 32 - 34)

Chương trình RELAP 5 có cấu trúc dạng top-down. Các mô hình và các phương pháp được cô lập trong các chương trình con riêng biệt. Cấu trúc của chương trình tại mức cao được chia thành 3 khối bao gồm khối input (INPUT), khối transient/steady- state (TRNCTL) và khối stripping (STRIP).

30

Hình 3.1: Cấu trúc khối dữ liệu cao(TOP)

Khối INPUT: Đọc và kiểm tra dữ liệu đầu vào và chuẩn bị các khối dữ liệu cần thiết cho tất cả các tùy chọn của chương trình.

Khối TRNCTL: Tùy chọn phương pháp giải cho bài toán bao gồm giải bài toán ở trạng thái dừng hoặc trạng thái chuyển tiếp tùy vào yêu cầu của bài toán.

Khối STRIP: Trích dữ liệu từ file restart của RELAP giúp cho việc tính toán thuận tiện

hơn khi sử dụng nhiều máy tính.

Ngoài ra khối TRNCTL được chia thành các khối nhỏ với các chức năng và nhiệm vụ

khác nhau :

31

Khối TRNSET: Kết nối thông tin giữa các khối dữ liệu, cài đặt mảng để diều khiển ma trận giải.

Khối TRAN: Kiểm tra sự phát triển chuyển tiếp của lời giải.

Khối TRANFIN: được thực hiện khi TRAN kết thúc chương trình con và giải phóng không gian cho các khối dữ liệu.

Khối DTSTEP: Quy định độ lớn của bước thời gian.

Khối TRIP: Thiết lập các câu lẹnh logic. Mỗi câu lệnh TRIP là một câu lênh đơn giản trả về giá trịlogic đúng hoặc sai.

Khối TSTATE: Phương trình trạng thái ở biên: tính toán trạng thái thủy lực chất lỏng tại biên.

Khối HTADV: Giải phương trình truyền nhiệt, dẫn nhiệt, tính toán nhiệt truyền qua mặt chất lỏng.

Khối HYDRO: Giải phương trình thủy động học.

Khối RKIN: Tính toán trạng thái trong lò phản ứng sử dụng gần đúng động học điểm. Khối CONVAR: cung cấp khảnăng mô phỏng tựđộng sử dụng hệ thống thủy lực.

Một phần của tài liệu Tính toán phân tích an toàn thủy nhiệt cho sự cố vỡ ống tube bình sinh hơi lò phản ứng apr 1400 bằng phương trình relap 5 (Trang 32 - 34)