Như đã trình bày trong chương cơ sở lý thuyết, độ trễ truyền tin trong mạng liên kết khi không có tranh chấp tài nguyên được xác định gồm ba thành phần bao gồm: và thời gian chuyển gói tin qua mạng (injection time), độ trễ truyền dữ liệu trên dây nối (time to fly), độ trễ tại các bộ chuyển mạch (switches latency). Đối với các mạng liên kết phục vụ trong lĩnh vực ứng dụng SAN (phục vụ cho tính toán hiệu năng cao và trung tâm dữ liệu), injection time vào khoảng 300ns, tốc độ truyền dữ liệu trên dây nối vào
khoảng 5ns/m và switches latency trung bình khoảng 100ns/switch[8]. Bằng phương pháp đồ thị, chúng tôi đánh giá độ trễ lớn nhất và độ trễ trung bình trên mạng liên kết.
Hình 12: Mô hình mạng liên kết bằng đồ thị có trọng số
Mạng liên kết được mô hình hóa bằng đồ thị G vô hướng (hoặc có hướng) có trọng số. Trọng số trên mỗi cạnh tương ứng với độ dài của của cáp mạng. Từ đồ thị này, chúng tôi tìm được đường đi ngắn nhất, đuờng đi dựa vào giải thuật định tuyến bất kì giữa hai cặp đỉnh bất kì. Sử dụng các tham số về độ trễ nêu trên, chúng tôi đánh giá được độ trễ của mạng liên kết. Ví dụ một mạng liên kết được mô hình bằng đồ thị có trọng số như Hình 12. Vậy độ trễ trên cạnh AB không tính injection time được tính như sau:
( ) ( )
Một gói tin được truyền từ nút mạng A sang nút mạng B theo con đường A B có độ trễ:
( )
Một gói tin được truyền từ nút mạng A sang nút mạng C theo con đường từ A B
C có tổng độ trễ tính như như sau:
A B C D E 4m 3.25m 3m 2m 7m 5m
( )
( ).
Tính đuợc độ trễ của tất cả các đường đi giữa cặp đỉnh nêu trên, chúng tôi tính được độ trễ truyền tin trung bình, và độ trễ lớn nhất trên mạng.
Ngoài ra, khi so sánh độ trễ giữa hai mạng liên kết có cùng số nút mạng một cách tương đối dựa trên phương pháp nêu trên, hai giá trị này có thể được đánh giá tương đối thông qua độ dài đường đi trung bình Havg và đường kính d của mạng liên kết. Rõ ràng injection time là như nhau đối với mọi đường đi giữa hai cặp nút mạng bất kì. Chúng tôi giả sử độ trễ trên đường dây time to fly trung bình khi truyền tin giữa các mạng liên kết là chênh lệch không đáng kể. Vậy độ trễ có thể được đánh giá thông qua thời gian tiêu tốn trên các bộ chuyển đổi switches latency. Switches delay trung bình được tính bằng tích của độ dài đường đi trung bình Havg nhân với độ trễ trên một bộ chuyển mạch. Khi tính độ trễ lớn nhất của một gói tin được truyền đi trên mạng, switches delay lớn nhất được tính bằng tích giá trị của đường đi dài nhất nhân với độ trễ trên một bộ chuyển mạch. Đường đi được nhắc tới trong nghiên cứu của chúng tôi là đường đi được xác định theo giải thuật định tuyến. Trong trường hợp, giải thuật định tuyến luôn đưa ra các con đường tối ưu, Havg là độ dài trung bình của các đường đi ngắn nhất, còn giá trị của đường đi dài nhất chính là giá trị lớn nhất trong số các đường đi ngắn nhất (hay còn gọi là đường kính của mạng liên kết). Tóm lại, trong các nghiên cứu của mình, chúng tôi phân tích đánh giá độ trễ bằng phương pháp đồ thị thông qua đánh giá hai giá trị giá trị trung bình của đường đi ngắn nhất (tiếng Anh gọi là average shortest path length) và đường kính (tiếng Anh gọi là diameter) của mạng liên kết.