Công cụ mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thuật toán định tuyến trên mạng và công cụ mô phỏng (Trang 46 - 48)

Để đánh giá hiệu năng của ứng dụng, chúng tôi sử dụng một chương trình mô phỏng bằng C++ được phát triển và sử dụng bởi phòng nghiên cứu tại Koibuchi lab, International Institute of Informatics, Japan và được trình bày trong [2]. Chương trình mô phỏng này gôm hai thành phần và hoạt động như trong Hình 13.

Hình 13: Mô tả cách thức họat động của bộ giả lập mạng

Mkpkt là chương trình có nhiệm vụ tạo ra kịch bản mô phỏng. Mkpkt nhận tham số đầu vào để điều khiển quá trình tạo kịch bản giả lập như:

o –c<n>: thời gian giả lập tính theo số lượng chu kì đồng hồ (clock cycle)

o –n<n> : số lượng nút nguồn (nút truyền tin)

o –d<n>: số lượng nút đích

o –i<n>: số chu kì đồng hồ để các nút nguồn lặp lại phát tín hiệu

o –f: sử dụng nút nguồn cố định không

o –t<n>: traffic pattern.

o –a<n>: số lượng thành phần xử lý

Kịch bản mô phỏng là một file text có nhiều nhiều dòng. Mỗi dòng mô tả thông tin của một gói tin được truyền đi trong mạng bao gồm: chu kì đồng hồ gói tin được truyền đi clock, id của nút nguồn Source, và id của nút đích Destination. Trong Hình

mkpkt

Packet script

Simulator Trace file

User configuration

13 là một ví dụ của kịch bản truyền tin. Ở đó, tại chu kì đồng hồ giả lập thứ 45, nút mạng 12 gửi một gói tin đến nút mạng số 25.

Kịch bản mô phỏng sau đó lại là đầu vào của bộ giả lập simulator. Simulator sẽ nhận thông tin kịch bản này, tạo ra cấu hình mạng liên kết tương ứng, chạy thuật toán định tuyến để truyền tin giữa hai nút mạng theo kịch bản và mô phỏng gói tin được truyền trên mạng theo thời gian chu kì đồng hồ.

Bên cạnh kịch bản mô phỏng, bộ giả lập simulator sử dụng các tham số điều khiển của người nghiên cứu để thực hiện chương trình. Simulator có rất nhiều tham số và được chia ra làm một số nhóm sau:

o Statistic parameters: là các tham số phục vụ cho việc thống kế, trích suất kết quả giả lập về sau

o Timming parameters: là các tham số liên quan đến thời gian. Đặc biệt các tham số mặc định về thời gian trễ tren dây cáp (time to fly), độ trễ tại mỗi bộ chuyển mạch (switches delay).

o Topology parameters: tham số xác định loại mạng liên kết, số chiều, số lượng nút mạng trong mạng liên kết, số lượng nút nguồn…

o Switch parameters: tham số cài đặt các giá trị mặc định cho bộ chuyển mạch như kích thước của hàng đợi, kích thước của bộ đệm…

o Routing parameters; bao gồm các tham số về quá trình định tuyến, chỉ ra giải thuật định tuyến được sử dụng, loại phương pháp định tuyến được sử dụng (phân tán hay định tuyến ở nguồn)…

Hình 14 minh họa một câu lệnh sử dụng công cụ mô phỏng với các tham số đầu vào tương ứng. Kết quả của quá trình giả lập sẽ được ghi ra trace file. Qua đó, người nghiên cứu có thể phân tích thông tin trong file này để đánh giá hiệu năng của mạng liên kết cũng như giải thuật định tuyến được cài đặt.

Hình 14: Minh họa câu lệnh sử dụng công cụ mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thuật toán định tuyến trên mạng và công cụ mô phỏng (Trang 46 - 48)