Xây dựng dự toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho yêu

Một phần của tài liệu 00fbd578-4cc5-4003-930e-6200248fba1c (Trang 39 - 41)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Xây dựng dự toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho yêu

cho yêu cầu quản trị

Bước 1: Lập dự toán doanh thu:

Mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của DN là nhằm đạt tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy dự toán doanh thu được coi là 1 trong những dự toán quan trọng nhất trong hệ thống dự toán. Thông qua dự toán doanh thu, nhà quản lý có được cơ sở để phân tích khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường về sản phẩm. Khi lập dự toán doanh thu, kế toán dựa vào những cơ sở sau:

- Mức doanh thu của từng loại sản phẩm, từng khu vực đã đạt được ở những kỳ trước.

- Dự toán doanh thu kỳ trước

- Những dự báo về nhu cầu sử dụng của thị trường đối với các sản phẩm DN đang cung cấp.

- Thị phần sản phẩm của DN và của các đối thủ cạnh tranh

- Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của đất nước và những dự báo cho năm tới, các chính sách, chế độ... của Nhà nước.

Dựa trên những cơ sở trên, kế toán xây dựng dự toán doanh thu theo công thức:

Dự toán doanh thu = Sản phẩm bán ra trong kỳ x Đơn giá bán ra dự kiến

Trong đó: Đơn giá bán của hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: chất lượng hàng hoá, thị hiếu tiêu dùng, sức mua và khả năng cung cấp hàng hoá cùng loại trên thị trường. Dự toán này có thể được thực hiện cho cả niên độ kế toán và chia ra theo các quý trong niên độ kế toán đó, còn khối lượng tiêu thụ dự kiến hàng quý không giống nhau, thường phụ thuộc vào tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng ở những thời kỳ khác nhau trong năm.

Dự toán doanh thu sẽ được lập chi tiết cho từng loại hàng hoá theo từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở dự toán doanh thu, kế toán sẽ lập các dự toán chi phí trực tiếp cho các hàng hoá đó cũng như các chi phí quản lý chung, và từ đó sẽ dự toán kết quả kinh doanh.

Bước 2: Lập dự toán chi phí: 

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Kế toán DN có thể phân chia chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN thành biến phí bán hàng, QLDN, định phí bán hàng. Trước khi tiến hành lập dự toán, kế toán DN có thể phân tích các chi phí hỗn hợp này ra thành biến phí và định phí.

Trong lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đối với biến phí bán hàng, có thể dự toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá biến phí của một đơn vị sản phẩm tiêu thụ hoặc căn cứ vào doanh thu tiêu thụ và tỷ suất biến phí tiêu thụ:

- Dự toán tổng biến phí bán hàng = Dự toán số lượng sản phẩm tiêu thụ x

Đơn giá biến phí tiêu thụ

- Dự toán tổng biến phí bán hàng = Dự toán doanh thu bán hàng x Dự toán tỷ suất biến phí bán hàng

Đối với định phí bán hàng cũng được dự toán tương tự như biến phí, lấy tổng định phí bán hàng chia đều cho 4 quý hoặc có thể tính đến một số yếu tố thay đổi

khác như giá phí, tính thời vụ và văn minh bán hàng hoá. 

Một phần của tài liệu 00fbd578-4cc5-4003-930e-6200248fba1c (Trang 39 - 41)