8. Kết cấu của luận văn
3.3.1.1. Giải pháp thứ nhất, hoàn thiện kế toán chiết khấu thương mại
Trong trường hợp chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng qua nhiều lần mua hàng, khi hạch toán kế toán công ty trừ tiền chiết khấu luôn trên hóa đơn, chỉ ghi nhận doanh thu thuần, không phản ánh chiết khấu. Hạch toán như vậy chưa được hợp lý. Trong trường hợp này, kế toán cần theo dõi chiết khấu qua tài khoản 5211, để đảm bảo thông tin giảm trừ doanh thu được chính xác. Khi đó kế toán hạch toán:
Nợ TK 5211 “ chiết khấu thương mại”
Nợ TK thanh toán: Tổng số tiền đã trừ chiết khấu thương mại
Có TK 511: Doanh thu bao gồm cả khoản chiết khấu thương mại Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
Cuối kỳ kế toán tiến hành giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Có TK 5211 “ Chiết khấu thương mại”
Việc theo dõi và quản lý chặt chẽ chiết khấu thương mại trong công ty vô cùng cần thiết, bởi lẽ công việc đó cung cấp thông tin tỷ trọng chiết khấu thương mại trên tổng số các khoản giảm trừ doanh thu và chiết khấu thương mại chiến bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.Từ đó, giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách bán hàng hợp lý, kích thích tiêu dùng nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
3.3.1.2. Giải pháp thứ hai, hoàn thiện kế toán hàng bán bị trả lại
- Đối với chính sách đổi hàng bị lỗi cho khách lẻ, cần quản lý chặt chẽ hàng tồn kho theo mã hàng và kế toán hạch toán chi tiết vào sổ sách. Trước hết khi bị trả lại hàng công ty cần xác định hàng đổi trả là hàng đổi cùng loại hay khác loại.
+ Cách thứ nhất, do đổi hàng cùng loại giá trị hàng đổi là tương đương nên kế toán tiến hành hạch toán kế toán như sau:
- Về thủ tục chứng từ: cần thiết phòng kinh doanh phải lập phiếu nhập kho đối với hàng nhận lại từ khách, phiếu xuất kho đối với hàng xuất đổi cho khách. Đồng thời ghi nhận kế toán: ghi tăng hàng nhập kho và ghi giảm hàng xuất kho.
- Với cách này công việc hạch toán đơn giản, gọn nhẹ, việc đổi hàng không ảnh hưởng đến thông tin kế toán.Tuy nhiên không theo dõi chi tiết số liệu hàng bán bị trả lại, ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý.
+Cách thứ hai, khắc phục nhược điểm của cách thứ nhất, kế toán hạch toán hàng bán bị trả lại đối với hàng lỗi khách hàng bị trả lại. Khi nhập kho hàng lỗi, công ty nhập kho sản phẩm hỏng, lỗi hoặc nhập kho phế liệu thu hồi nếu sản phẩm đó không còn giá trị sử dụng nữa,Đối với hàng mới đổi cho khách, kế toán hạch toán như bán hàng bình thường. Kế toán cần hạch toán như sau:
+ Đối với hàng bị trả lại nhập kho:
Nếu sản phẩm bị lỗi nhưng vẫn sử dụng được có thể bán giảm giá hoặc sửa chữa (thiết bị vệ sinh …) kế toán chi cần đổi hàng cho khách và hạch toán bút toán giảm trừ doanh thu.
Đối với sản phẩm bị lỗi không sử dụng được, kế toán tiến hàng nhập lại kho sản phẩm bị lỗi như phế liệu thu hồi, đồng thơi ghi giảm doanh thu.
+ Đối với hàng đổi cho khách, có hai trường hợp như sau: - Trƣờng hợp 1: Đổi hàng cùng loại
Nếu sản phẩm bị lỗi vẫn sử dụng được có thể bán giảm giá hoặc sửa chữa được kế toán chỉ cần đổi hàng cho khách và hạch toán bút toán doanh thu đối với hàng mới bán. Đối với sản phẩm bị lỗi không sử dụng được, kế toán nhập kho phế
liệu thu hồi như hạch toán ở trên, đồng thời ghi nhận giá vốn đối với hàng mới bán và ghi tăng doanh thu:
Kế toán lập phiếu xuất kho và xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
Có TK 156 “ Hàng hóa” Nợ TK 131 “ Phải thu khách hàng”
Có TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
-Trƣờng hợp 2: Đổi hàng khác loại
Thủ tục cần thiết công ty thực hiện như cách 2 ở trên đồng thời lập chứng từ thanh toán phần giá trị chênh lệch của hai loại hàng hóa với khách hàng.
+ Bút toán phản ánh giá vốn và doanh thu hạch toán như sau: Nợ TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
Có TK 156 “ Hàng hóa” Nợ TK 131 “ Phải thu khách hàng”
Có TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
+ Bút toán phản ánh thanh toán giá trị chênh lệch giữa hai loại hàng hóa với khách hàng:
Nếu giá trị hàng đổi cho khách hàng lớn hơn giá trị hàng bị trả lại, công ty ghi nhận khoản tiền tương ứng với giá trị chênh lệch:
Nợ TK 111,112 Có TK 131
Nếu giá trị hàng đổi của khách hàng mà nhỏ hơn giá trị hàng bị trả lại, công ty trả lại tiền tương ứng với giá trị chênh lệch:
Nợ TK 131
Có TK 111
Cuối kỳ kế toán tiến hành tổng hợp giá trị hàng bán bị trả lại, bao gồm hàng đổi trả cho khách và xem xét sự biến động của các khoản mục này. Từ đó đưa ra
những chính sách kinh tế và các giải pháp tổi ưu trong quá trình sản xuất kinh doanh để giảm thiều hàng hóa bị lỗi, hỏng.
3.3.1.3. Giải pháp thứ ba, hoàn thiện kế toán giá vốn hàng bán
Hoàn thiện kế toán chi phí mua hàng, đảm bảo xác định đúng giá vốn hàng bán
Hiện nay, Công ty thực hiện hạch toán các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng vào chi phí bán hàng, điều này đã không đảm bảo nguyên tắc giá gốc khi xác định giá vốn hàng mua vào trong kỳ và nguyên tắc phù hợp khi xác định kết quả, chi phí dùng để xác định kết quả trong kỳ là chi phí tạo ra doanh thu trong kỳ bất kể chi phí đó phát sinh ở kỳ nào. Việc hạch toán như vậy dẫn đến những sai lệch trong việc xác định trị giá vốn hàng mua vào trong kỳ, ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, lãi gộp, lợi nhuận trên Báo cáo tài chính. Để đảm bảo nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc phù hợp Công ty nên hạch toán chi phí mua hàng vào trị giá hàng mua trong kỳ, cụ thể:
+ Đối với hàng mua vào trong kỳ nhập kho, chi phí mua hàng được hạch toán vào trị giá vốn hàng nhập kho theo bút toán:
Nợ TK 156(2) Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Tại Công ty Minh Hải, hàng hóa mua về theo thùng, hộp và tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền do vậy chi phí mua hàng cũng nên theo dõi ở TK 156(2) theo từng lô, sau đó khi nào hàng hóa xuất kho để bán, kế toán ghi:
+ Đối với hàng mua không qua nhập kho bán ngay thì chi phí mua hàng được hạch toán vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 632 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Cuối niên độ kế toán khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc hàng tồn kho thì kế toán cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối năm 2015, tại công ty còn nhiều sản phẩm lỗi thời chưa tiêu thụ được, kế toán cần phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Căn cứ vào số lượng cuối niên độ kế toán, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hóa, xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:
Mức dự phòng giảm = Số lượng hàng x Giá gốc- Giá trị thuần có thể thực giá hàng tồn kho tồn kho cuối niên độ hàng tồn kho hiện được của HTK
Trong đó: Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sau khi trừ các chi phí ước tính để tiêu thụ sản phẩm.
Ví dụ: Cuối năm 2015 còn lại số lượng hàng tồn kho 127 hộp gạch mã GLN 176 loại gạch lát nền do đặc tính dễ trơn, trượt và màu sắc đơn giản không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giá gốc của loại gạch này là 780.000 đồng/hộp. Nhân viên kinh doanh của phòng thị trường ước tính giảm giá 20% so với giá gốc đối với loại gạch này. Khi đó mức trích lập dự phòng đối với loại gạch GLN 176 này là:
127 x (780.000 – 624.000 ) = 19.812.000 đồng
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.
3.3.1.5. Giải pháp thứ năm, trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Công ty tính toán khoản nợ phải thu khó đòi và tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Khoản nợ cần có hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Khi nợ quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay hoặc khi tổ chức kinh tế vay
đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết kế toán cần tiến hành trích lập dự phòng với mức trích như sau:
+ 30 % giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm
+ 50 % giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm +70% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm +100 % giá trị đối với các khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Mức trích lập dự phòng tối đa không vượt quá 20 % tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 và được tính theo công thức sau:
Mức dự phòng phải thu = Số nợ phải thu khó đòi X % trích lập dự phòng
khó đòi theo quy định
Khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi:
+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khi trích lập dự phòng, theo thông tư 200/2014/QĐ – BTC, ngày 22 tháng 12 năm 2014, kế toán sử dụng TK 229 “ Dự phòng tổn thất tài sản” chi tiết là TK 2293 “ Dự phòng phải thu khó đòi” để hạch toán.
3.3.1.6. Giải pháp thứ sáu, xác định lợi nhuận kinh doanh cho từng loại hàng hóa
Ngoài việc xác định lợi nhuận tạo ra tại công ty, kế toán cần theo dõi lợi nhuận tạo ra từ loại hàng hóa của doanh nghiệp. Khi đó tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” của công ty cũng cần theo dõi chi tiết cho từng loại hàng hóa. Cụ thể:
+ TK 632.G: Phản ánh giá vốn hàng bán của hàng hóa là gạch lát nền. + TK 632. NT: Phản ánh giá vốn hàng bán của hàng hóa là nội thất
+ TK 632. NT: Phản ánh giá vốn hàng bán của hàng hóa là nhôm thanh. Phần mềm kế toán cần bổ sung tài khoản chi tiết cho TK 632, đồng thời ghi khi khai báo hàng hóa cần tích hợp tài khoản chi tiết của tài khoản giá vốn hàng bán chính xác để khi khai bút toán doanh thu phần mềm tự động ghi nhận bút toán giá vốn vào tài khoản chi tiết hợp lý. Đến cuối kỳ kế toán, sau khi cập nhật giá xuất kho hàng hóa, công ty có thể xác định được giá vốn hàng bán phát sinh của từng loại hàng hóa tổng hợp là bao nhiêu từ đó dễ dàng đưa ra các kết luận về việc kinh doanh, đánh giá khả năng thu được lợi nhuận từ hàng hóa đó,