Theo Tổng cục thống kê, VN đã đạt mức tăng trưởng GDP 7,87 % trong nửa đầu năm nay, so với 7,36% của cùng kỳ năm ngoái, trong đó ngành công nghiệp đóng góp 3,94%. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2009 đạt 1.083USD. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đạt 32 triệu đồng. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại Việt Nam giai đoạn 2006
- 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: khoảng cách giữa mức thu nhập của các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng). Tại Tp.HCM, con số chênh lệch còn lên đến 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng). Nhóm nhân lực có thu nhập được xếp vào loại “đỉnh” là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh... đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khóan, bác sỹ tại một số bệnh viện, phòng khám... Nhóm này có mức thu nhập từ 1.000 USD/tháng trở lên.Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, với khoản thu nhập khoảng 1,2-1,4 triệu đồng/tháng; thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ vào khoảng 900 nghìn đồng - 1,1 triệu đồng/người/tháng.
-Vấn đề sản xuất xe máy tại Việt Nam :Bộ Công nghiệp nhận định đến nay, Việt Nam có khả năng sản xuất được xe máy có tỷ lệ nội địa hóa đạt 100%, với chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp. Có 12 trên tổng số 45 doanh nghiệp được phép sản xuất lắp ráp xe máy nằm trong đợt kiểm tra lần này. Kết quả kiểm tra cho thấy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe gắn máy trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa rất cao. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp đều đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng đối với việc sản xuất, lắp ráp xe gắn máy và động cơ xe hai bánh gắn máy theo tiêu chuẩn ISO 9001, 2000. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau khủng hoảng cộng them những gói kích cầu liên tục được tung ra thị trường thì nhu cầu về sản phẩm xe máy sẽ được tiêu thụ mạnh trong giai đoạn tới và nó sẽ đóng vai trò lớn vào nền công nghiệp xe máy nói riêng và nền kinh tế nói chung.
2.Môi trường chính trị, luật pháp.
-Có thể nói, một đơn vị sản xuất kinh doanh chịu tác động rất lớn của hình thức chính trị luật pháp. Mỗi quyết định mở rộng quy mô, tiêu thụ, giá cả đều bị chi phối bởi chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Nghành sản xuất xe máy cũng vậy, nó chịu tác động của thuế, luật thương mại, luật kinh doanh,… Honda Việt Nam được thừa hưởng công nghệ của Honda Nhật Bản, vì thế nó phải đáp ứng những tiêu chí và luật sở hữu trí tuệ, luật bản quyền trong quá trình chuyển giao công nghệ.
-Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ. Vì thế cần có chất lượng, giá cả và hệ thống phân phối để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, đồng thời tránh những vi phạm pháp luật và các điều khoản về tự do thương mại.
-Liên quan tới vấn đề nội địa hóa, trong khi chiếc xe máy được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài phải chịu thuế suất 30-40% , những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong nước cũng phải chịu thuế suất 20-25% thì rõ ràng, những chiếc xe nội địa hóa sẽ có ưu thế lớn trong cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những dòng xe có giá vừa phải.