Chu kì sống của kem đánh răng P/S trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn giới thiệu
thương hiệu lâu đời tại Việt Nam nên công ty khá dễ thở khi bắt đầu tiếp quản sản phẩm này.
Trong giai đoạn này, công ty đã đầu tư thời gian, chi phí bỏra để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và chi phí Maketing cho sản phẩm rất lớn để thâm nhập vào thịtrường. Sản lượng và doanh thu tăng chậm do người tiêu dùng còn chưa biết đến sản phầm, giai đoạn này công ty chưa có lợi nhuận. Để sản phẩm nhanh chóng được biết đến và sử dụng tại thị trường Việt Nam, công ty thực hiện:
Tăng cường nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình bằng cách tung ra thị trường dòng sản phẩm kem đánh răng P/S Muối, P/S Trà xanh, P/S Bảo vệ 2 lần…
Phát triển kỹ thuật sản xuất, công nghệ mới và thay đổi nguyên liệu bao bì sản phẩm từ nhôm sang nhựa giảm thiểu tác động đến môi trường.
Áp dụng chiến lược thâm nhập nhanh (Marketing lấn áp), đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị như chương trình khuyến mãi, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo ngoài trời, trên các trang web, trang mạng… đểthông tin và gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm.
Giai đoạn tăng trưởng
Từnăm 1998, khi các sản phẩm kem đánh răng của công ty dần được biết đến, ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, công ty liên tục tung ra thị trường các dòng sản phẩm với nhiềuđặc tính khác nhau, mở rộng thị trường và tấn công vào các khúcthị trường mới, khách hàng mới thị trường hiện tại.
Ởgiai đoạn này, sản lượng sản phẩm tiêu thụtăng mạnh, doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng nhanh. Tuy nhiên cạnh tranh trên thịtrường cũng bắt đầu tăng, sản phẩm kem đánh răng P/S phải đối mặt trực tiếp với đối thủ cạnh tranh. Để tận dụng khả năng khai thác thịtrường trong giai đoạn này, công ty thực hiện:
Gia tăng khả năng chọn lựa sản phẩm, mở rộng thêm chủng loại và mẫu mã sản phẩm đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn như: Sensitive Mineral Expert by P/S dành cho răng nhạy cảm, chống ê buốt; bàn chải đánh răng P/S và nước súc miệng P/S.
Tăng thêm dịch vụ khách hàng, giảm giá hoặc khuyến mãi để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm như: mua một hộp kem đánh răng tặng một bàn chải đánh răng hoặc nước xúc miệng, tiết kiệm hơn khi mua combo 2 hộp kem đánh răng Sensitive Mineral Expert…
Phát triển kênh phân phối trong các thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến trong kênh như trợ cấp thương mại, trưng bày và phương tiện trưngbày…
Đầu tư phát triển kỹ thuật sản xuất cho ra đời các sản phẩm với những tính năng, trọng lượng khác nhau phù hợp với khả năng tài chính cũng như mục đích sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng
Tổ chức các chương trình, sự kiện tập trung vào việc xây dựng uy tín và quảng bá sản phẩm để tạo niềm tin của khách hàng về sản phẩm như: chương trình “P/S Bảo vệ nụcười Việt Nam”, ngày hội thửthách siêu răng, sức khỏe răng miệng thế giới…
Giai đoạn chín muồi
Từ khoảng năm 2005, đâylà giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và doanh thu của kem đánh răng P/S đạt mức tối đa, tuy nhiên mức độ tăng trưởng rất chậm do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường ở mức bão hòa. Sản phẩm tiêu thụ chậm dẫn đến cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn này. Công ty phải duy trì sức tiêu thụ trên thị trường hiện có và khai thác nhữngthị trường mới dành khách hàng từ đối thủ, duy trì khảnăng cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh, công ty thực hiện:
Phát triển kênh bán hàng mới, liên kết các trang thương mại điện tửnhư Tiki, Shopee… với nhiều tiện ích, chương trìnhưu đãi, khuyến mãi...
Cải tiến sản phẩm gia tăng lợi ích sản phẩm như sản phẩm kem đánh răng P/S Bảo vệ 123 với 3 tác động ngừa sâu răng, làm trắng răng và hơi thở thơm mát.
Khai thác thị trường mới, những phân khúc và khách hàng mới cho ra đời sản phẩm kem đánh răng Sensitive Mineral Expert by P/S Whitening, Sensitive Mineral Expert by P/S Fresh giảm ê buốt trong 30s, trắng răng và hương bạc hà thơm mát.
Giai đoạn suy thoái
Ở giai đoạn một số dòng sản phẩm kem đánh răng cũ không còn được ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như: P/S Lõi xanh, P/S White Now… khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm nhanh, sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh giảm. Để tránh ảnh hưởng bất lợi ởgiai đoạn này, công ty thực hiện:
Tìm hiểu xu hướng thịtrường, nghiên cứu và tung ra các sản phẩm mới, trước khi sản phẩm hiện tại chuyển sang giai đoạn suy thoái để duy trì khảnăng kinh doanh như kem đánh răng P/S Chuyên gia chăm sóc toàn diện với 10 tác động chuyên gia giúp bảo vệrăng miệng tối ưu, nước súc miệng P/S Pro Complete, bàn chải đánh răng P/S Muối tre…
Loại trừ dần những sản phẩm kinh doanh không hiệu quả.
Tăng cường quảng cáo, giới thiệu, khuyến mại sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua.
Khuyến khích các trung gian Marketing giúp công ty truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày một số thông tin về công ty cũng như chiến lược sản phẩm kem đánh răng P/S
Đầu tiên, sơ lược tổng quan về tình hình thị trường kem đánh răng của Việt Nam, đồng thời tổng quan về công ty Unilever Việt Nam. Thứ nhất là về quá trình hình thành và phát triển của công ty, thứ hai là tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Unilever Việt Nam. Đồng thời liệt kê một số thành tựu mà công ty đã đạt đượt và giới thiệu các nhóm sản phẩm chủ yếu của công ty.
Thứ hai, phân tích những yếu tốmôi trường ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm của công ty gồm các yếu vốvĩ mô và vi mô. Yếu tốvĩ mô bao gồm tác động từ môi trường chính trị, môi trường kinh tế, văn hóa xã hội, kỹ thuật công nghệ và yếu tố tự nhiên. Yếu tố vi mô bao gồm các nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và môi trường nội vi. Bên cạnh đó là phân tích chiến lược S-T-P (phân khúc thịtrường, xác định thịtrường mục tiêu và định vị thịtrường).
Thứ ba, phân tích chi tiết các vấn đề liên quan tới chiến lược sản phẩm: kích thước sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, quyết định vềđặc tính sản phẩm, thiết kế bao bì và chu kì đời sống sản phẩm
Những phân tích trên nhằm đánh giá hiệu quả của chiến lược sản phẩm và những ưu, khuyết điểm trong chiến lược sản phẩm của công ty. Từđó, chỉ ra những điểm ưu việt và những điểm chưa hoàn thiện của chiến lược sản phẩm, sau đó đi đến những đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược được trình bày trong chương 4 sau đây.
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP