- Các đại từ để hỏi (nghi vấ n)
Các tiểu loại Câu hỏi gợi ý
Câu hỏi gợi ý
Hoạt động dành cho người học
Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và vị trí xuất hiện trong câu của các tình thái, có thể phân chia thành những tiểu loại tình thái từ nào?
Các tiểu loại tình thái từ
Kiến htức cần đạt
Các trợ từ nhấn mạnh: Những từ này dùng để nhấn mạnh vào từ, cụm từ hay một câu nào đó mà chúng đi kèm. Chúng ở trước từ hay cụm từ cần nhấn mạnh. Đó là những từ như : cả, chính, đích, đúng, chỉ, những,đến, tận, ngay,...
VD:+ Hai ngày sau,chính một số cảnh sát đã giải anh đi tối hôm trước lại quay về nhà thương Chợ Quán.(Trần Đình Vân)+ Nó muanhững tám cái vé.+ Nó làm việccảngày lễ.
- Các tiểu từ tình thái : Đây là những từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục đích nói của câu (hỏi, ra lệnh, kể, cảm thán,...). Chúng đứng ở cuối câu để biểu hiện các sắc thái nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán. Đồng thời chúng cũng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói, người viết.
VD:+ Chúng ta đi xem phimnhé ?+ Đã bảomà!+ Trời có mưađâu ?
Khi thêm các tiểu từ tình thái vào sau một thực từ hay một cụm từ thì chúng có tác dụng tình thái hoá cho các từ hay cụm từ đó : các từ hay cụm từ đó trở thành các câu (phát ngôn ).
VD: + Cà phê => Cà phê nhé ?+ Đọc báo => Đọc báo à ?+ Ngày mai => Ngày mai ư ?
Những từ này tuy bao gồm một số lượng không nhiều nhưng diễn đạt những sắc thái tình cảm, cảm xúc tế nhị, phức tạp. Chúng bao gồm những từ như : à, ư, nhỉ, nhé, chứ, vậy, đâu ,chăng, ừ, ạ, h, hử.... Nhờ chúng mà người nói hay người viết có thể bày tỏ
những sắc thái tinh tế trong thái độ, tình cảm đối với người nghe. người đọc hoặc đối với nội dung được nói tới.
- Các từ cảm thán : Đó là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp xúc cảm của người nói. Chúng không thể dùng làm tên gọi cho xúc cảm được, mà chỉ làm dấu hiệu cho những xúc cảm mà thôi. Chúng không thể làm thành phần cho cụm từ hay câu, nhưng lại có thể tách riêng khỏi câu để làm thành một câu riêng biệt.Trong khi sử dụng chúng thường gắn liền với một ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của người nói.Các từ cảm thán có thể dùng để gọi đáp (ơi, vâng, dạ, bẩm, thưa, ừ,...), có thể dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi, tức giận,...(ôi ! trời ơi, ô, ; ủa, kìa, ái, ối, than ôi, hỡi ôi, eo ôi, ôi giời ôi,...). Có thể nói, chúng dùng để bộc lộ những cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ thuộc các loại khác nhau.
VD:+ Ô hay ! Sao lại vất thang lại thế này ?(Trần Đăng)+ Ồ, sao mà ngu si làm vậy?(Chu Văn)