Giới thiệu khái quát

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 53 - 55)

- Các đại từ để hỏi (nghi vấ n)

Giới thiệu khái quát

Quan sát ví dụ và nêu nhận xét

Đọc ví dụ sau và xác định từ loại của các từ in nghiêng:

Tôi định nói với anh Nhâm nhữngsuy nghĩ1vừa rồi của tôi nhưng lại thôi. (Triệu Bôn) Bắt chước anh Ánh, em cũng lim dim mắtsuy nghĩ2.

Tôi còn nhiềukhó khăn1chưa vượt qua được.

Tôikhó khăn2lắm mới thuyết phục được cháu Nhơn để tôi trở về nhà khách một mình. Em có nhận xét gì về hiện tượng ngôn ngữ xảy ra ở đây, so sánh với các ngôn ngữ biến hình?

Gợi ý

Các từ đánh số 1 là các danh từ, các từ đánh số 2 là động từ (suy nghĩ) hoặc tính từ (khó khăn) căn cứ vào ý nghĩa và khả năng kết hợp của chúng.

Ở đây một từ khi thì được dùng với ý nghĩa và đặc điểm của từ loại này, khi thì với ý nghĩa và đặc điểm của từ loại khác. Hiện tượng này hầu như không xảy ra ở các ngôn ngữ biến hình. Các từ khác từ loại thường có hình thức cấu tạo khác nhau, ví dụ:

dificult: khó khăn (Tính từ) dificulty: khó khăn (Danh từ) discuss: thảo luận (động từ) discussion: sự thảo luận (danh từ)

Hiện tượng chuyển loại từ là gì?

Từ trong tiếng Việt không có hình thức ngữ âm riêng cho từng từ loại, cũng không biến đổi hình thức ngữ âm để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau và quan hệ ngữ pháp khác nhau. Do đó có nhiều trường hợp vẫn cùng một hình thức ngữ âm nhưng khi thì mang những đặc điểm ngữ pháp của từ loại (tiểu loại) này, khi thì mang các đặc điểm ngữ pháp của từ loại (tiểu loại) khác. Hiện tượng đó được gọi là sự chuyển loại của từ.

Một số điểm cần lưu ý

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)