Cũng giống như động từ, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp Ngoài ra trong câu, tính từ có thể đảm nhiệm chức năng cú pháp của nhiều thành phần khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 35 - 39)

tính từ có thể đảm nhiệm chức năng cú pháp của nhiều thành phần khác

VD:+ làm định ngữ : Đó là phim mới .+ làm bổ ngữ : Anh nói nhanh như gió.+ làm trạng ngữ : Xưa có một người nông dân nghèo.+ làm chủ ngữ : Hiếu thảo là đức tính tốt của những người con

Các tiểu loại tính từ

Đọc và trả lời câu hỏi

Theo giáo trình, có mấy cách phân loại tính từ tiếng Việt?

Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù, có thể phân biệt 2 loại tính từ.Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chấtNhững đặc điểm này không thể” lượng

hoá" được, mà chỉ có thể được sắc thái hoá. Đó là các nhóm tính từ :+ chỉ mầu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng,...+ chí kích thước, hình dáng : to, nhỏ, lớn, bé,...+ chỉ mùi vị : cay, đắng, ngọt, bùi, mặn, chát chua, thm, thối, hắc...+ chỉ tính chất vật lí : cứng, mềm, dẻo, giòn, rắn, căng, chùng, nhão, nát.+ chỉ phẩm chất của sự vật : tốt, xấu, hay ,dở, xinh, đẹp, tồi...+ chỉ đặc điểm tâm lí : hiền, ác, dữ , lành, điềm đạm, nóng ny, cục, phúc hậu. .+ chỉ đặc điểm sinh lí : khoẻ, yếu, mạnh, cường tráng, tráng kiện, ốm yếu,...+ chỉ đặc điểm trí tuệ : ngu, đần, dốt ,thông minh, lanh lợi. khôn khéo, mưu trí, xo trá, gian gio . . .+ chỉ cách thức hoạt động : nhanh, chậm ,vững, thạo, bền, chắc, rề rà, chậm chạp.Các tính từ chỉ đặc điểm về lượngNhững đặc điểm này có thể "lượng hoá" (nhờ một thành tố phụ có số từ chính xác đi sau : dày 400 trang).

VD:cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng, dày, xa, gần,...

Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các thành tố phụ, có thể phân biệt 2 nhóm tính từ :Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các

thang độ khác nhauTuỳ theo thang độ của các đặc điểm tính chất mà các tính từ đó có

thể kết hợp với các thành tố phụ khác nhau : hi, khá, khí, rất, lắm, vô cùng, cực, cực kỳ, tuyệt

VD:+ rất đẹp+ khá hay+ vô cùng dũng cm+ cực kì thông minh Có thể thể hiện mức độ nhờ sự kết hợp với các thành tố phụ khác

VD:+ đẹp như tiên, cao như núi+ sâu đến ngực, cao đến lưng trời.+ sâu thăm thẳm, cao vời vợi.

Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhauCác tính từ

này không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ. Có 2 loại : + Các tính từ chỉ tính chất được phân hoá thành 2 cực rõ rệt, giữa hai cực đó không có các thang độ chuyển tiếp.

VD:đực/cái, trống/mái, riêng/chung, công/tư, âm lịch/dương lịch

+ Các tính từ được cấu tạo theo phưng thức ghép, trong đó các hình vị đi sau vừa sắc thái hoá ý nghĩa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện.

VD:xanh lè, đen kịt, cao ngất, thm phức , đỏ au, trắng xoá, bạc phếch, trọc lốc, xanh um, vàng xuộm, tím ngắt, nhỏ xíu,...

Lựa chọn

Read the paragraph below and fill in the missing words.

1. rất xanh lè, hơi trắng phau, khá đỏ auTrue False

Incorrect! Các kết hợp này không được chấp nhận trong tiếng Việt vì các tính từ xanh lè, trắng phau, đỏ au... là những tính từ chỉ mức độ tuyệt đối, do đó không thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ.

Correct! Các kết hợp này không được chấp nhận trong tiếng Việt vì các tính từxanh lè, trắng phau, đỏ au... là những tính từ chỉ mức độ tuyệt đối, do đó không thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ.

2. rất xanh, hơi trắng, khá đỏTrue False

Correct! Các kết hợp này được chấp nhận trong tiếng Việt. Incorrect! Các kết hợp này được chấp nhận trong tiếng Việt.

Thảo luận

Lớp từ tượng thanh trong tiếng Việt thuộc từ loại gì?

Ngoài ra trong tiếng Việt có lớp từ tượng thanh, tức những từ mà âm thanh của nó mô phỏng các âm thanh của tự nhiên. Một số từ tượng thanh có ý nghĩa sự vật (gọi tên sự vật theo âm thanh mà chúng phát ra)Những từ đó thuộc loại danh từ, ví dụ : con mèo, con bò, con tắc kè, xe bình bịch, xe cút kítCó nhiều từ tượng thanh cấu tạo theo kiểu láy để mô phỏng âm thanh tự nhiên : róc rách, lộp độp, đì đòm, đùng đoàng, long xong, leng keng, tí tách, ào àoCác từ láy tượng thanh được các nhà nghiên cứu tiếng Việt quan niệm khác nhau : hoặc là động từ, hoặc là tính từ. Nếu căn cứ vào công dụng ý nghĩa của chúng (chúng thường miêu tả tính chất của một hoạt động, một quá trình : chim hót líu lo, nước chảy róc rách) và chức năng thường làm thành tố phụ cho động từ (như phần lớn các tính từ) thì có thể quan niệm các từ láy tượng thanh là tính từ.Nhưng xét về nét nghĩa mức độ, thì các từ láy tượng thanh này, rõ ràng không hàm chứa nét nghĩa mức độ. Chúng không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ

Đại từ

Đặc điểm của đại từ

Phân tích ví dụ Cho các ví dụ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi

Bạn Lan học rất giỏi. Bạn Cúc cũng vậy. Chỉ ra các đại từ trong các ví dụ trên.

Nhận xét về ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của các đại từ nêu trên.

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất

Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi

Bạn Lan học rất giỏi. Bạn Cúc cũng vậy.

Đại từ có chức năng để xưng hô, để trỏ, hoặc để thay thế (thay thế cho các từ thuộc danh từ, động từ, tính từ, số từ). Khi thay thế cho từ thuộc loại từ nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản của từ loại ấy.

Họ là từ chỉ những người được nói đến, thay thế cho danh từ chỉ những người này. Trong câu trên, nó làm chủ ngữ

Bạn tôi thích xem phim. Tôi cũng thế.

Đại từ có nhiều điểm giống các từ loại thuộc thực từ : có thể làm thành phần chính trong câu , nhưng nó vẫn khác các thực từ ở chỗ : đại từ không có chức năng định danh, không liên hệ tới đối tượng cụ thể trong hiện thực. Đại từ chỉ thực hiện chức năng để trỏ và để thay thế .

Ví dụ từ tôi không dùng để biểu hiện một người nào mà chỉ để người nói tự xưng , để thay thế cho bất kì người nói nào

Vì vậy , có thể không coi đại từ là thực từ, hoặc cho rằng đại từ không tiêu biểu cho thực từ . Đó đều là những quan niệm có cơ sở trong thực tế ngôn ngữ.

Các tiểu loại đại từ

Hoạt động đọc

Có mấy cách phân loại đại từ trong tiếng Việt?

Căn cứ vào chức năng thay thế có thể tách biệt các đại từ thành ba nhóm :-Các đại từ thay thế cho danh từ :

VD:tôi, tao, chúng tôi, mày, nó, họ, chúng, ....

Các đại từ này có khả năng hoàn thành các chức năng ngữ pháp của danh từ : có thể đảm nhiệm vai trò của các thành phần câu ; khi làm vị ngữ cũng cần từ là.

VD:Nạn nhân là nó. Còn thủ phạm là ai ?

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 35 - 39)